Tỉnh Bắc Giang tổng kết thí điểm Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện

14/04/2014
(VBSP News) Sáng 14/4/2014, tại Bắc Giang, UBND tỉnh, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị tổng kết 1 năm triển khai thí điểm bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện theo Văn bản số 990/VPCP-KTTH ngày 31/01/2013 của Văn phòng Chính phủ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Bùi Văn Hạnh phát biểu tại Hội nghị

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Bùi Văn Hạnh phát biểu tại Hội nghị

Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Bùi Văn Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Bắc Giang; Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH; đại diện lãnh đạo Ban dân nguyện của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, ban ngành Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, NHCSXH tỉnh Bắc Giang. Và đặc biệt có sự tham dự của các Chủ tịch UBND cấp xã, những người trực tiếp tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện.

Kết quả thực tiễn sau 1 năm hoạt động thí điểm mô hình

Báo cáo tại Hội nghị, ông Ngô Gia Quát - Giám đốc NHCSXH tỉnh Bắc Giang cho biết, đến hết tháng 3/2013, Bắc Giang đã có 10 huyện, thành phố bổ sung 230 Chủ tịch UBND xã vào Ban đại diện, đưa tổng số thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp từ 117 thành viên lên 347 thành viên. Việc thí điểm này đã mang lại hiệu quả nhất định; chất lượng hoạt động tín dụng tại cơ sở được nâng lên, chuyển biến tích cực hơn. Đặc biệt nhận thức của chính quyền xã, các hội, đoàn thể nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn và người dân về hoạt động NHCSXH thể hiện rõ rệt. Mô hình này đã nâng cao được vai trò, vị trí trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã trong việc nắm các chính sách tín dụng của NHCSXH và góp phần giảm nghèo trên địa bàn một cách nhanh hơn; công tác chỉ đạo triển khai đi vào thực chất, đảm bảo có chất lượng, chuyển biến đồng đều trên các mặt hoạt động. Công tác kế hoạch tín dụng được điều hành linh hoạt, kịp thời, hoạt động cho vay thu nợ đạt kết quả cao. Cụ thể, sau 1 năm thí điểm (3/2013 - 3/2014) hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch tín dụng với doanh số cho vay đạt 828 tỷ đồng (cao hơn 290 tỷ đồng so với giai đoạn cùng kỳ trước). Cùng với đó, vốn tín dụng được ưu tiên tập trung vào những xã nghèo, vùng nghèo, xã xây dựng Nông thôn mới với mức cho vay bình quân tăng đáng kể 21,5 triệu đồng/lượt hộ, cao hơn 2,5 triệu đồng; doanh số thu nợ 675 tỷ đồng (cao hơn 260 tỷ đồng so với giai đoạn cùng kỳ trước). Tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh Bắc Giang đến hết tháng 3/2014 đạt 2.724 tỷ đồng, tăng 145 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2013. Chất lượng tín dụng đảm bảo, nợ quá hạn được kiểm soát ở mức thấp và được giảm dần qua các năm, xử lý có hiệu quả các khoản nợ quá hạn, rủi ro (năm 2013 là 9,2 tỷ đồng, chiếm 0,33% so với tổng dư nợ, giảm 3 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 0,14% so với cùng kỳ năm trước). Nợ quá hạn giảm ở tất cả các chương trình như: Chương trình cho vay hộ nghèo giảm 1.164 triệu đồng, giải quyết việc làm giảm 210 triệu đồng, HSSV giảm 792 triệu đồng, xuất khẩu lao động giảm 800 triệu đồng.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Bắc Giang, Ngô Gia Quát trình bày báo cáo

Giám đốc NHCSXH tỉnh Bắc Giang, Ngô Gia Quát trình bày báo cáo

Được đánh giá là đơn vị hoạt động tương đối toàn diện so với bình quân chung của toàn hệ thống, nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Bắc Giang đã đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững của địa phương. Nếu giai đoạn đầu 2010 - 2015 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 78.863 hộ (19,61%), cận nghèo 35.385 hộ (8,85%), 39 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% thì từ khi có sự tham gia của Chủ tịch UBND xã vào Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện đến năm 2013 số hộ nghèo giảm còn 44.541 hộ (10,44%), cận nghèo 31.546 hộ (7,39%), còn 11 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt cả vật chất và tinh thần.

Thực tiễn 1 năm hoạt động của NHCSXH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho thấy, chủ trương của Chính phủ về thí điểm bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã vào Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện là phù hợp với thực tiễn, là giải pháp có hiệu quả thiết thực, tăng tính xã hội hóa tín dụng chính sách, tập trung đi sâu về cơ sở, tổ chức triển khai công tác quản lý theo hướng quản lý chặt chẽ, hiệu quả chủ trương, chính sách ngay từ cơ sở, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền cơ sở là người dân.

Tại Hội nghị, các ý kiến tham luận sôi nổi từ Hội LHPN tỉnh, UBND, NHCSXH các huyện cho thấy việc thí điểm Chủ tịch UBND xã tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện tại tỉnh Bắc Giang là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay về tín dụng chính sách, đề nghị Chính phủ nhân rộng mô hình này trong cả nước vào thời gian tới

Tại Hội nghị, các ý kiến tham luận sôi nổi từ Hội LHPN tỉnh, UBND, NHCSXH các huyện cho thấy việc thí điểm Chủ tịch UBND xã tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện tại tỉnh Bắc Giang là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay về tín dụng chính sách, đề nghị Chính phủ nhân rộng mô hình này trong cả nước vào thời gian tới

Tiếng nói người trong cuộc

Ông Trần Văn Thiệu - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn cho biết: Từ khi bổ sung Chủ tịch UBND xã tham gia quản trị vốn vay NHCSXH, chương trình phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững cho nhân dân đã được nâng lên, góp phần tạo điều kiện giúp cho nông dân tiếp thu được các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới ứng dụng vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và tự vươn lên. Đặc biệt, tỷ lệ dư nợ ngân hàng năm qua được tăng lên rõ nét, tăng 1,4 tỷ đồng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng trong nhân dân để đầu tư cho sản xuất phát triển kinh tế.

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, Trần Văn Thiệu chia sẻ một số kinh nghiệm tại Hội nghị

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, Trần Văn Thiệu chia sẻ một số kinh nghiệm tại Hội nghị

Còn theo ông Nguyễn Đức Thịnh - Chủ tịch UBND xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng khẳng định, những kết quả sau 1 năm thực hiện thí điểm tại Chủ tịch UBND xã tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần đắc lực trong việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của Đảng, Nhà nước nói riêng cũng như thực hiện các biện pháp an sinh xã hội nói chung trên địa bàn; nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả vốn vay. Điều này có ý nghĩa thiết thực trong việc xã hội hóa nguồn vốn tín dụng chính sách. Ông Thịnh cũng cho biết đây là mô hình phù hợp không những chỉ thực hiện thí điểm 1 năm qua tại tỉnh Bắc Giang, mà Chính phủ nên nhân rộng trong cả nước.

Chủ tịch UBND xã Lãng Sơn, Nguyễn Đức Thịnh khẳng định mô hình này là rất phù hợp

Chủ tịch UBND xã Lãng Sơn, Nguyễn Đức Thịnh khẳng định mô hình này là rất phù hợp

Bà Nguyễn Thị Quy - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã An Châu, huyện Sơn Động nhận định, sự tham gia của Chủ tịch UBND cấp xã vào Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện đã cho thấy kết quả quản lý vốn của các hội, đoàn thể tốt hơn. Đặc biệt, có sự đôn đốc trong việc thu nợ, thu lãi được quan tâm, các hội, đoàn thể nhận quản lý vốn cũng thấy yên tâm hơn. Bên cạnh đó, sự tham gia này của Chủ tịch xã khiến công việc triển khai chỉ đạo đồng bộ và hiệu quả hơn. Công tác phân bổ nguồn vốn, bình xét cho vay đúng đối tượng thụ hưởng hơn. Việc kiểm tra giám sát sử dụng vốn sau khi cho vay được quan tâm, do đó đã hạn chế tối đa được việc xâm tiêu, vay ké, sử dụng vốn sai mục đích. Ngoài ra, công tác thu lãi, thu nợ đạt hiệu quả, công tác thông tin tuyên truyền được nâng cao nên các hộ vay đã hiểu được chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách nhờ vào sự tuyên truyền, vận động thường xuyên trên hệ thống loa truyền thanh của thôn, xóm.

Trong vai trò là người trực tiếp tham gia, ông Giáp Huy Thường - Chủ tịch UBND xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam chia sẻ: Thực tiễn 1 năm hoạt động có thể thấy đây là mô hình phù hợp với tình hình thực tế, phát huy được hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội trong hoạt động tín dụng chính sách của Đảng và Chính phủ nói riêng cũng như thực hiện các giải pháp an sinh xã hội nói chung. Mô hình này rất cần được duy trì trên địa bàn cấp huyện, mong rằng nó sẽ được nhân rộng để thực hiện tại tất cả các địa phương trên toàn quốc.

Cùng quan điểm này, ông Phạm Văn Trung - Chủ tịch UBND xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang cũng nhận định, qua 1 năm thực hiện nhiệm vụ được giao, bản thân tôi nhận thấy việc thí điểm bổ sung Chủ tịch UBND xã là thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện là phù hợp, đem lại hiệu quả, đồng thời, thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu ở địa phương với tín dụng chính sách.

Phó Tổng Giám đốc NHCSXH, Nguyễn Văn Lý cho biết: Trong kết quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thì tỷ lệ nợ quá hạn, nợ tồn đọng là rất thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công này là có sự đóng góp của Chủ tịch UBND cấp xã trong Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện. Có thể khẳng định việc triển khai thí điểm tại Bắc Giang đã thành công. Mô hình này đã thể hiện sự tham gia đồng bộ của các cấp chính quyền trong hoạt động tín dụng chính sách.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Lý biểu dương những kết quả đã đạt được trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm mô hình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Theo ông Nguyễn Văn Lý, sau khi tổng kết thí điểm tại 2 tỉnh còn lại là Thanh Hóa và Long An, các Bộ, ngành sẽ có báo cáo tổng kết toàn diện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét triển khai rộng rãi

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Lý biểu dương những kết quả đã đạt được trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm mô hình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Theo ông Nguyễn Văn Lý, sau khi tổng kết thí điểm tại 2 tỉnh còn lại là Thanh Hóa và Long An, các Bộ, ngành sẽ có báo cáo tổng kết toàn diện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét triển khai rộng rãi

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Nhà nước, Trần Xuân Châu cho biết: Là đơn vị tham mưu cho Thống đốc triển khai thí điểm bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện tại 3 tỉnh Bắc Giang, Thanh Hoá và Long An, đánh giá cao vai trò của Chủ tịch xã tham gia là rất quan trọng, giúp NHCSXH giải ngân nhanh nguồn vốn chính sách, giám sát chặt chẽ nguồn vốn ở cơ sở, từ đó cấp ủy, chính quyền sẽ làm tốt hơn công tác an sinh xã hội và xây dựng Nông thôn mới. Ông Châu đề nghị tỉnh Bắc Giang tiếp tục thực hiện thí điểm hết năm 2014 và đặc biệt đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để thể hiện rõ vai trò của Chủ tịch xã tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện.

Ông Trần Xuân Châu phát biểu

Ông Trần Xuân Châu phát biểu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh nhìn nhận, việc triển khai thí điểm Chủ tịch UBND xã tham gia Ban đại diện HĐQT cấp huyện đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền cơ sở và người dân về hoạt động của NHCSXH. Đặc biệt, chủ trương được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả quan trọng, góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp xã, hoàn thiện quy trình quản lý tín dụng chính sách, phát huy sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị trong triển khai tín dụng chính sách.

Sự vào cuộc của Chủ tịch UBND xã đã góp phần hoàn thiện quy trình quản lý vốn vay tại cơ sở, phát huy được vai trò, trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn, Trưởng thôn. Hoạt động phân bổ nguồn vốn, triển khai cho vay kịp thời, đúng quy định.

“Sự vào cuộc của Chủ tịch UBND xã đã góp phần hoàn thiện quy trình quản lý vốn vay tại cơ sở, phát huy được vai trò, trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn, Trưởng thôn…”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Bùi Văn Hạnh cho biết tại Hội nghị

“Sự vào cuộc của Chủ tịch UBND xã đã góp phần hoàn thiện quy trình quản lý vốn vay tại cơ sở, phát huy được vai trò, trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn, Trưởng thôn…”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Bùi Văn Hạnh cho biết tại Hội nghị

Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp, có hiệu quả về mọi mặt trong hoạt động tín dụng chính sách nói riêng cũng như thực hiện các giải pháp an sinh xã hội nói chung. Đồng thời, chủ trương này góp phần tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý tín dụng chính sách từ Trung ương đến cơ sở, giúp địa phương hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước của chính quyền cấp xã, xây dựng chính quyền cơ sở vững chắc và hệ thống chính trị vững mạnh. Điều đó khẳng định việc bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã vào Ban đại diện HĐQT cấp huyện là thiết thực, cần được triển khai lâu dài trên địa bàn tỉnh và mở rộng quy mô trên toàn quốc.

Tại Hội nghị, 38 Chủ tịch UBND xã có thành tích xuất sắc tiêu biểu cũng đã được biểu dương khen thưởng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Bùi Văn Hạnh (thứ 4 từ trái qua) biểu dương các Chủ tịch UBND xã

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Bùi Văn Hạnh (thứ 4 từ trái qua) biểu dương các Chủ tịch UBND xã

Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh Bắc Giang, Tô Thị Hậu (thứ 4 từ trái qua) biểu dương các Chủ tịch UBND xã

Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh Bắc Giang, Tô Thị Hậu (thứ 4 từ trái qua) biểu dương các Chủ tịch UBND xã

Giám đốc NHCSXH tỉnh Bắc Giang, Ngô Gia Quát tuyên dương các Chủ tịch UBND xã

Giám đốc NHCSXH tỉnh Bắc Giang, Ngô Gia Quát tuyên dương các Chủ tịch UBND xã

Giám đốc NHCSXH tỉnh Bắc Giang, Ngô Gia Quát tuyên dương các Chủ tịch UBND xã

Giám đốc NHCSXH tỉnh Bắc Giang, Ngô Gia Quát tuyên dương các Chủ tịch UBND xã

Việt Hải - Lương Xuân

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Các tin bài khác