Câu hỏi: CÁ NHÂN CÓ ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN DO ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19?

Ông Lê Văn Cao ở TP Cần Thơ hỏi: Tôi kinh doanh mua bán văn phòng phẩm, photocopy. Do dịch bệnh kéo dài, công việc bị ảnh hưởng lớn, gia đình lại có con nhỏ. Tôi có nhu cầu vay vốn chính sách xã hội để lo cho cuộc sống gia đình thì cần phải làm gì?

  • Người hỏi: Ông Lê Văn Cao  |  Email:  |  Địa chỉ: TP Cần Thơ
  • Theo quy định tại Khoản 11, Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP và Điều 38, Chương X Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, người sử dụng lao động được vay vốn tại NHCSXH với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc hoặc trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động khi có đủ các điều kiện sau:
    a) Đối với người sử dụng vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động:
    - Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia BHXH bắt buộc đến tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc, phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động trong thời gian từ ngày 01.5.2021 đến hết ngày 31.3.2022.
    - Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.
    b) Đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01.5.2021 đến hết ngày 31.3.2022:
    - Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01.5.2021 đến hết ngày 31.3.2022.
    - Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia BHXH bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.
    - Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh.
    - Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.
    c) Đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để phục hồi sản xuất, kinh doanh:
    - Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia BHXH bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.
    - Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh.
    - Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đã hoàn thành quyết toán thuế năm 2020 tại thời điểm đề nghị vay vốn.
    Như vậy, trường hợp đạt đủ các điều kiện nêu trên, người sử dụng lao động nộp hồ sơ vay vốn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc Cổng Dịch vụ công Quốc gia đến NHCSXH nơi khách hàng đóng trụ sở (đối với doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã) hoặc nơi cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân).
    Trường hợp khách hàng không thuộc đối tượng người sử dụng lao động được vay vốn theo Khoản 11, Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP hoặc không đủ điều kiện vay vốn, công dân liên hệ với UBND xã nơi cư trú để được tư vấn và nhận hỗ trợ đối với các đối tượng khác theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP hoặc quy định của từng địa phương hoặc vay vốn tín dụng theo các chương trình khác hiện có của địa phương.
    NHCSXH xin tiếp thu các câu hỏi vướng mắc của công dân, doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 68 và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Trường hợp có vướng mắc, công dân, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
    Ban Tín dụng người nghèo - Ngân hàng Chính sách xã hội, địa chỉ: Số 169 Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội; điện thoại: 08.68.23.6199; email: tdnn@vbsp.vn.

Câu hỏi: THỦ TỤC VAY VỐN HỖ TRỢ QUỸ QUỐC GIA VIỆC LÀM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Anh Lê Bá Đạt ở Thanh Hóa hỏi: Tôi là chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện nay doanh nghiệp của tôi có nhu cầu vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm. Vậy, cho tôi hỏi thủ tục để vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh là như thế nào?

  • Người hỏi: Anh Lê Bá Đạt  |  Email:  |  Địa chỉ: Thanh Hóa
  • Bộ LĐ-TB&XH trả lời:
    Theo quy định tại Điều 12 Luật Việc làm, Điều 23 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11/11/2015 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, Thông tư số 24/2017/TT-BLĐTBXH ngày 21/8/2017 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH thì doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có nhu cầu vay vốn từ Quỹ thì lập hồ sơ vay vốn và gửi chi nhánh NHCSXH hoặc phòng giao dịch NHCSXH tại địa phương, nơi thực hiện dự án.
    Cụ thể, hồ sơ bao gồm: Dự án vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án theo mẫu số 02 của Thông tư số 24/2017/TT-BLĐTBXH; Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hợp đồng hợp tác, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm (nếu có).
    Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên như: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật; Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là dân tộc thiểu số; Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số thì cung cấp bản sao giấy tờ chứng minh thuộc các đối tượng ưu tiên để được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với lãi suất thấp hơn (bằng 50% lãi suất cho vay đối với các đối tượng khác).
    Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật thì cung cấp bản sao Quyết định về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật do Sở LĐ-TB&XH cấp.
    Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số bao gồm: Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số, bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách.
    Còn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số thì bao gồm: Danh sách lao động là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, bản sao giấy xác nhận khuyết tật của những người lao động là người khuyết tật do UBND cấp xã cấp, bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của những người lao động là người dân tộc thiểu số và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách.

Câu hỏi: VAY VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI TNXP CƠ SỞ MIỀN NAM THAM GIA KHÁNG CHIẾN GIAI ĐOẠN 1965 - 1975

Anh Trần Quốc Trung ở phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, việc vay vốn sản xuất, kinh doanh cho thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975 được pháp luật quy định như thế nào?  

  • Người hỏi: Anh Trần Quốc Trung  |  Email:  |  Địa chỉ: TP Cần Thơ
  • Trả lời:

    Tại Điều 7, Nghị định số 112/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 quy định như sau:

    1 - Thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam được vay vốn tại NHCSXH để sản xuất, kinh doanh cải thiện đời sống.

    2 - Thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam khi làm thủ tục vay vốn phải được UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận thuộc đối tượng được vay vốn để sản xuất, kinh doanh.

    3 - Mức vay, lãi suất vay, thời hạn vay vốn, phương thức cho vay và các quy định cho vay khác được áp dụng như đối với chương trình cho vay hộ nghèo trong từng thời kỳ.

    4 - Việc xử lý nợ rủi ro vốn vay thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xử lý nợ rủi ro tại NHCSXH.

Câu hỏi: VỀ CHO VAY NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

Anh Nguyễn Ngọc Hoàn ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) hỏi: Mức cho vay ưu đãi đối với Chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là bao nhiêu? Đối tượng nào được vay chương trình này?

  • Người hỏi: Anh Nguvễn Ngọc Hoàn ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh)  |  Email:  |  Địa chỉ: Huyện Can Lộc (Hà Tĩnh)
  • Theo Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg ngày 03/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định sổ 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, mức cho vay đối với chương trình này là 6 triệu đồng/công trình/hộ. Như vậy, đối với 1 hộ sẽ được xem xét cho vay tối đa là 12 triệu đồng cho công trình cung cấp nước sạch và công trình xây dựng nhà vệ sinh.

    Cũng theo Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg, đối tượng được vay vốn Chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là: “Hộ gia đình định cư hợp pháp tại địa phương thuộc khu vực nông thôn chưa có nước sạch hoặc đã có nhưng chưa đạt quy chuẩn, chưa bảo đảm vệ sinh và hộ gia đình sau khi đã trả hết nợ vốn vay, có nhu cầu vay mới để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã sử dụng nhiều năm, bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia được UBND cấp xã xác nhận”.

Câu hỏi: VAY VỐN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM VÀ QUỸ QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM

Ông Lương Văn Cường ở xã Ninh Xá, huyện Ý Yên (Nam Định) hỏi: Tôi muốn vay vốn chính sách hỗ trợ việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ có được không? Mức cho vay và lãi suất cho vay? Thời hạn cho vay như thế nào?

  • Người hỏi: Ông Lương Văn Cường  |  Email:  |  Địa chỉ: Ninh Xá, huyện Ý Yên (Nam Định)
  • Về đối tượng được vay vốn

    Theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 Chính phủ, quy định đối tượng vay vốn gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) và Người lao động.

    Về mức cho vay và lãi suất cho vay

    Hiện nay, mức cho vay tối đa đối với người lao động được tạo việc làm là 50 triệu đồng; trước đây mức cho vay tối đa đối với hộ gia đình là 20 triệu đồng.

    Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh mức vay tối đa là 01 tỷ đồng/01 dự án nhưng vay trên 50 triệu đồng phải có tài sản bảo đảm và không quá 50 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm.

    Lãi suất cho vay thông thường bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định. (hiện nay là 6,6%/năm) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nếu sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật (hoặc) người dân tộc thiểu số (hoặc) người khuyết tật và người dân tộc thiểu số; Người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và người khuyết tật vay vốn được hưởng lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định (hiện nay là 3,3%/năm).

    Thời hạn cho vay

    Hiện nay thời hạn vay vốn hiện nay được quy định mở là không quá 60 tháng (5 năm). Nhưng thời hạn cụ thể do NHCSXH và đối tượng vay vốn thỏa thuận căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ SXKD và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn. Cụ thể được ghi trong Hợp đồng tín dụng.

    Trước đây thời hạn cho vay được quy định cụ thể theo từng nhóm dự án như: thời hạn tối đa 12 tháng áp dụng đối với chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây lương thực hoa màu có thời gian sinh trưởng dưới 12 tháng, dịch vụ kinh doanh nhỏ; Thời hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng áp dụng cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu có thời gian sinh trưởng trên 12 tháng, nuôi thủy hải sản, con đặc sản, chăn nuôi gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến: nông, lâm, thổ, hải sản; Thời hạn từ trên 24 tháng đến 36 tháng áp dụng chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy sữa, lấy lông, lấy sừng, đầu tư thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải thủy bộ loại vừa và nhỏ, ngư cụ nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, chăm sóc cải tạo vườn cây ăn trái, cây công nghiệp; Thời hạn từ trên 36 tháng đến 60 tháng áp dụng đối với trồng mới cây ăn quả, cây nguyên liệu, cây công nghiệp dài ngày.

Câu hỏi: VAY VỐN CHƯƠNG TRÌNH HSSV, TIỀN LÃI KHÔNG BỊ CỘNG VÀO GỐC

Khi vay vốn chương trình tín dụng HSSV mà không đăng ký trả lãi theo tháng hoặc quý thì khi có việc làm, tiền lãi có bị cộng vào tiền gốc không? Nếu có thì cộng vào theo tháng hay theo quý?

  • Người hỏi: Nguyễn Thị Ngọc  |  Email: nguyenngoc@yhaoo.com  |  Địa chỉ: N/A
  • Điều 9 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc trả nợ gốc và lãi tiền vay thì trong thời hạn phát tiền vay (đang còn theo học), đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả nợ gốc; đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khoá học.

    Đồng thời, tại tiết a, điểm 5.3, khoản 5, mục II văn bản số 2162A/NHCS-TD của Tổng Giám đốc NHCSXH hướng dẫn thực hiện cho vay đối với HSSV theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg quy định lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. NHCSXH thoả thuận với người vay trả lãi theo định kỳ tháng hoặc quý trong thời hạn trả nợ.

    Trong trường hợp người vay có nhu cầu trả lãi theo định kỳ hàng tháng, quý trong thời hạn phát tiền vay thì NHCSXH thực hiện thu theo yêu cầu của người vay. Trường hợp người vay không đăng ký trả lãi theo tháng hoặc quý trong thời gian còn đang đi học thì tiền lãi cũng không bị cộng vào tiền gốc. Tiền lãi sẽ được tính riêng và thu dần vào các kỳ theo phân kỳ trả nợ thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

Câu hỏi: GIA HẠN NỢ CHO SINH VIÊN RA TRƯỜNG CHƯA CÓ VIỆC LÀM

Cử tri các tỉnh An Giang, Kon Tum, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tuyên Quang đề nghị Chính phủ quan tâm và có cơ chế khoanh nợ, giãn nợ đối với HSSV vay vốn học tập, nhưng khi ra trường chưa có việc làm nên không có khả năng trả nợ.

  • Người hỏi: Cử tri các tỉnh An Giang, Kon Tum, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tuyên Quang  |  Email:  |  Địa chỉ: N/A
  • Hiện nay, chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang được triển khai theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV.

    Theo đó, liên quan đến việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn, khoản 1, khoản 2 Điều 9 và khoản 1, Điều 11 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg đã quy định như sau:

    Trong thời gian học tập, HSSV được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; HSSV được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc khoá học; đến kỳ trả nợ cuối cùng, HSSV có khó khăn chưa trả được nợ, nếu có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ, thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.

    Như vậy, các biện pháp xử lý nợ (trong đó có khoanh nợ và giãn nợ) đã được quy định cụ thể, đầy đủ, đồng bộ tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, đảm bảo ưu đãi.

Câu hỏi: VỀ ĐIỀU KIỆN VAY VỐN TÍN DỤNG HSSV

Bạn đọc Nguyễn Trường Nguyên (truongnguyen@gmail.com) hỏi: Tôi muốn vay vốn chương trình tín dụng HSSV thì phải có những điều kiện gì? Mức vốn cho vay là bao nhiêu?

  • Người hỏi: Nguyễn Trường Nguyên  |  Email: truongnguyen@gmail.com  |  Địa chỉ: N/A
  • Theo Điều 4 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV, quy định về điều kiện vay vốn như sau:

    Thứ nhất, HSSV đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định.

    HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:

    1. HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. HSSV là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:

    - Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật. Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.

    2. HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

    Thứ hai, đối với HSSV năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.

    Thứ ba, đối với HSSV từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.

    Như vậy, nếu bạn đảm bảo đầy đủ các điều kiện nêu trên thì sẽ được vay

    Về mức vay vốn hiện nay như sau:

    - Mức vốn cho vay tối đa là 1.100.000 đồng/tháng/HSSV (áp dụng từ ngày 01/8/2014).

    - NHCSXH quy định mức cho vay cụ thể đối với HSSV căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay.

Câu hỏi: VỀ CÁCH TÍNH LÃI VAY CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG HSSV

Ông Lưu Quang Biên ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đứng tên vay vốn chương trình tín dụng HSSV cho 2 người con là Lưu Thị Hồng Tuyết và Lưu Nguyễn Tuân từ năm 2007 đến năm 2013 tại NHCSXH huyện Lập Thạch, tổng số tiền vay là 67.900.000 đồng.

Trong khoản vay này, 15.000.000 đồng được tính lãi suất 0,65%/tháng, 52.900.000 đồng lãi suất 0,5%/tháng đối với tháng đủ 30 ngày. Tháng có 28 ngày thì số tiền lãi là 351.208 đồng, với tháng 31 ngày là 387.408 đồng.

Ông Biên đề nghị giải đáp về cách tính lãi suất như trên của ngân hàng và hạn trả nợ đối với khoản vay của sinh viên Lưu Thị Hồng Tuyết.

  • Người hỏi: Lưu Quang Biên  |  Email:  |  Địa chỉ: huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc)
  • Hiện nay, NHCSXH thực hiện tính lãi trên số dư nợ thực tế và số ngày vay thực tế nên tháng 28 ngày và tháng 31 ngày số tiền lãi khác nhau là đúng. Lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.

    Về xác định thời hạn trả nợ cuối cùng đối với khoản vay của sinh viên Lưu Thị Hồng Tuyết, ngân hàng yêu cầu gia đình ông Biên phải trả cả gốc và lãi khoản vay vào ngày 06/8/2014.

    Sau khi rà soát lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, xác định kỳ hạn trả nợ và giải thích, hộ vay đã nắm được nghĩa vụ, quyền lợi của mình và không có ý kiến gì khác.

    Toàn bộ nội dung ông Biên hỏi, NHCSXH huyện Lập Thạch đã báo cáo, đồng thời phối hợp với UBND xã, hội, đoàn thể nhận uỷ thác cho vay, Tổ tiết kiệm và vay vốn trả lời công khai đối với hộ vay Lưu Quang Biên.

Câu hỏi: VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ CẬN NGHÈO

Dưới đây là các thắc mắc của bạn đọc về thủ tục vay vốn theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo.

  • Người hỏi: Hộ cận nghèo  |  Email:  |  Địa chỉ: N/A
  • 1. Nhà nước thực hiện chính sách cho vay đối với hộ cận nghèo nhằm mục đích gì?

    Trả lời:

    Điều 1: Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg quy định: NHCSXH thực hiện cho vay hộ cận nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

    Chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.

    2. Thế nào là hộ cận nghèo?

    Trả lời:

    Điều 1: Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 quy định:

    - Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/ người/tháng.

    - Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/ người/tháng.

    3. Mức cho vay đối với hộ cận nghèo được quy định như thế nào?

    Trả lời:

    Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, mức cho vay đối với hộ cận nghèo do NHCSXH và hộ cận nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ.

    4. Lãi suất cho vay và thời hạn cho vay đối với hộ cận nghèo được quy định như thế nào?

    Trả lời:

    Theo Điều 3, Điều 4 Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo được quy định như sau:

    - Lãi suất cho vay bằng 130% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ.

    - Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

    - Thời hạn cho vay do NHCSXH và hộ cận nghèo vay vốn thỏa thuận phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

    5. Xin cho biết điều kiện, hồ sơ và thủ tục cho vay đối với hộ cận nghèo?

    Trả lời:

    Theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, điều kiện, hồ sơ, thủ tục và quy trình cho vay đối với hộ cận nghèo được thực hiện như đối với cho vay hộ nghèo, cụ thể như sau:

    a) Điều kiện để được vay vốn:

    - Người vay cư trú hợp pháp tại địa phương;

    - Có tên trong danh sách hộ nghèo được UBND cấp xã quyết định theo chuẩn hộ cận nghèo;

    - Được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của UBND cấp xã.

    b) Hồ sơ vay vốn bao gồm:

    Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) (bản chính).

    Số bộ hồ sơ: Một bộ.

    c) Thủ tục cho vay:

    Bước 1:

    - Người vay tự nguyện gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn tại nơi sinh sống.

    - Người vay viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay mẫu số 01/TD) gửi Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.

    Bước 2:

    - Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) của tổ viên, tiến hành tổ chức họp tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại. Sau đó lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) kèm giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) của các tổ viên trình UBND cấp xã.

    - UBND cấp xã xác nhận các hộ xin vay đúng là những hộ thuộc diện nghèo theo quy định và hiện đang cư trú hợp pháp tại xã trên danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu 03/TD).

    - Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ tiết kiệm và vay vốn có trách nhiệm gửi bộ hồ sơ xin vay tới NHCSXH cấp huyện để làm thủ tục phê duyệt cho vay.

    Bước 3:

    - NHCSXH nhận bộ hồ sơ vay vốn tiến hành xem xét, phê duyệt cho vay.

    - Sau khi phê duyệt, NHCSXH gửi thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/ TD) tới UBND cấp xã.

    Bước 4:

    - UBND cấp xã thông báo đến tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã để thông báo tới Tổ tiết kiệm và vay vốn và Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo đến người vay. 

Câu hỏi: Về mức lãi suất và thời hạn trả nợ gốc Chương trình tín dụng HSSV

 Sinh viên Trần Ngọc Hân ở Tiền Giang có hỏi: Gia đình em vay vốn Chương trình tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH huyện Cái Bè từ năm 2011 đến năm 2013. Tổng số tiền vay 4 đợt là 40 triệu đồng với mức lãi suất từ 0,5%/tháng đến 0,65%/tháng. Trước khi nhận tiền của đợt vay sau, gia đình đều thực hiện trả lãi số tiền vay đợt trước. Ngày 26/8/2014, sinh viên Hân tốt nghiệp đại học nhưng đến nay chưa tìm được việc làm. Vừa qua, ngân hàng thông báo gia đình phải trả lãi khoản vay tính đến ngày trả hết nợ gốc (ngày 20/4/2015).

Sinh viên Hân đề nghị giải đáp, mức lãi suất và thời hạn trả nợ khoản vay như Ngân hàng yêu cầu có phù hợp quy định không?

  • Người hỏi: Trần Ngọc Hân  |  Email:  |  Địa chỉ: Tiền Giang
  • Trong thời gian sinh viên Trần Ngọc Hân học tại trường Đại học Cần Thơ từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2013 - 2014, đại diện gia đình sinh viên có tham gia vay vốn Chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn, do ông Trần Thanh Phong đứng tên vay tổng cộng số tiền 40 triệu đồng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cái Bè. Cụ thể lịch giải ngân từng đợt như sau:

    - Đợt 1: Ngày 10/3/2011 vay số tiền 9 triệu đồng, lãi suất 0,5%/tháng.

    - Đợt 2: Ngày 26/10/2011 vay số tiền 10 triệu đồng lãi suất 0,65%/tháng.

    - Đợt 3: Ngày 22/11/2012 vay số tiền 10 triệu đồng lãi suất 0,65%/tháng.

    - Đợt 4: Ngày 28/10/2013 vay số tiền 11 triệu đồng lãi suất 0,65%/tháng.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV mức lãi suất 0,5%/tháng được thực hiện kề từ ngày 01/10/2007.

    Tại điểm 2 Điều 1 Quyết định số 853/QĐ-TTg ngày 03/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với HSSV, theo đó điều chỉnh mức lãi suất cho vay là 0,65%/tháng được thực hiện kể từ ngày 01/8/2011.

    Vì vậy, khoản vay của gia đình sinh viên Hân nhận đợt 1, trước 01/8/2011, được tính mức lãi suất 0,5%/tháng, áp dụng mức lãi suất này cho đến khi thu hồi hết nợ gốc của khoản vay đợt này. Các khoản vay nhận từ ngày 01/8/2011 trở đi của đợt 2, đợt 3, đợt 4, áp dụng mức lãi suất 0,65%/tháng. Đối với các mức lãi suất quy định trên, NHCSXH huyện Cái Bè áp dụng khi cho vay đối với gia đình sinh viên Hân là đúng quy định.

    Quy định trả lãi

    Tính đến ngày 20/10/2014, ông Phong đã thực hiện đóng tổng cộng số tiền lãi là 5.942.485 đồng. Đến ngày 20/10/2014, số tiền lãi tồn còn lại là 716.917 đồng.

    Trong quá trình triển khai cho vay chương trình HSSV, NHCSXH tỉnh Tiền Giang đã chấp hành nghiêm túc Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHCSXH.

    Ngày 31/8/2010, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Thông báo kết luận số 231/TB-VPCP, tổ chức và triển khai việc thu tiền lãi các khoản vay của học sinh sinh viên đối với những trường hợp có điều kiện và tự nguyện đề nghị trả lãi trong thời gian HSSV đang học.

    Do đó, trong thời gian sinh viên học tại trường, NHCSXH huyện Cái Bè đã phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác và Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn thực hiện phục vụ thu lãi khi người vay có điều kiện và tự nguyện đóng lãi nhằm giảm bớt gánh nặng về sau, không có việc đóng lãi đợt trước mới cho giải ngân đợt tiếp theo.

    Sau khi sinh viên Hân tốt nghiệp, NHCSXH huyện Cái Bè phân bổ lãi tồn trong khoảng thời gian sinh viên học tại trường, cộng với phần lãi phát sinh hàng tháng và tiến hành thu lãi tại Điểm giao dịch xã Hậu Mỹ Phú vào ngày 20 hàng tháng.

    Trả nợ gốc theo nhiều kỳ

    Khi hộ vay nhận đợt vay cuối cùng, NHCSXH cùng người vay thoả thuận phân kỳ trả nợ, kỳ trả nợ đầu tiên tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày sinh viên tốt nghiệp ra trường và sau đó phân kỳ 6 tháng trả 1 lần.

    Sinh viên Hân ra trường tháng 8/2014, gia đình sinh viên đã thống nhất với NHCSXH huyện Cái Bè phân kỳ trả nợ gốc gồm 10 kỳ, vào 20/4 và 20/10 hàng năm, từ năm 2015 đến năm 2019, mỗi kỳ trả 4 triệu đồng.

    Như vậy, giấy báo trả nợ gốc vào ngày 20/4/2015 là kỳ trả nợ đầu tiên với số tiền gốc là 4 triệu đồng chứ không phải giấy báo trả hết nợ gốc 40 triệu đồng như sinh viên Hân phản ánh.

    Ngoài ra, khi vay vốn, giấy xác nhận vay vốn của sinh viên Hân được trường Đại học Cần Thơ xác nhận ngày ra trường là tháng 12/2014. Tuy nhiên, theo đơn phản ánh của sinh viên, thời gian tốt nghiệp là tháng 8/2014. NHCSXH tỉnh Tiền Giang sẽ chỉ đạo NHCSXH huyện Cái Bè phối hợp với ông Trần Thanh Phong xác nhận lại chính xác ngày ra trường của sinh viên Hân để có cơ sở thoả thuận lại kỳ trả nợ. Nếu sinh viên ra trường tháng 8/2014 thì thời hạn trả nợ cuối cùng là tháng 8/2019 mới đúng quy định.

Câu hỏi: VỀ HỖ TRỢ DI DÂN THỰC HIỆN ĐỊNH CANH, ĐỊNH CƯ

Ông Lò Văn Quyết ở huyện Nậm Pồ (Lai Châu) có hỏi: Tôi là người DTTS, gia đình tôi nằm trong diện di dời tới khu định canh, định cư (ĐCĐC) mới. Vậy tới nơi ở mới, chúng tôi được hưởng chính sách hỗ trợ di dân ĐCĐC như thế nào?

  • Người hỏi: Lò Văn Quyết  |  Email:  |  Địa chỉ: Lai Châu
  • Ông Chu Tuấn Thanh - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (UBDT) trả lời:

    Ngày 04/6/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 33/2013 về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC cho đồng bào DTTS đến 2015, theo đó, cho phép kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 và Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 đến 2015. Theo Quyết định số 33/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC cho đồng bào DTTS giai đoạn 2007 - 2010, với các chính sách hỗ trợ cụ thể:

    - Hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng đối với điểm ĐCĐC tập trung, ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng thiết yếu, bao gồm: Bồi thường, giải phóng mặt bằng, san gạt đất ở, khai hoang đất sản xuất; xây dựng đường giao thông, điện, thuỷ lợi nhỏ, hệ thống nước sinh hoạt, lớp học, nhà mẫu giáo và nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản và một số công trình thiết yếu khác theo nhu cầu thực tế.

    - Đối với điểm ĐCĐC cư xen ghép: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho ngân sách xã với mức 20 triệu đồng/hộ, để sử dụng vào việc bồi thường đất ở, đất sản xuất cho hộ dân sở tại bị thu hồi giao cho hộ ĐCĐC theo chế độ quy định, phần còn lại sử dụng để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu của xã.

    - Hỗ trợ cán bộ phát triển cộng đồng tại các điểm ĐCĐC tập trung, gồm: cán bộ y tế và cán bộ khuyến nông, lâm (2 người).

    - Hỗ trợ kinh phí áp dụng khoa học kỹ thuật, giống mới đưa vào sản xuất 3 năm đầu, mỗi năm 30 triệu đồng/thôn, bản (điểm ĐCĐC tập trung). Hỗ trợ trực tiếp hộ du canh, du cư thực hiện ĐCĐC: Được giao đất ở, đất sản xuất, diện tích tối thiểu theo mức quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg.

    - Hỗ trợ bình quân 15 triệu đồng/hộ định ĐCĐC để làm nhà ở, phát triển sản xuất, mua lương thực 6 tháng đầu tính từ khi đến điểm ĐCĐC, nước sinh hoạt; mức hỗ trợ cụ thể cho từng hộ và từng mục đích do UBND tỉnh quy định.

    - Đối với hộ ĐCĐC xen ghép được hỗ trợ 01 triệu đồng/hộ để tạo nền nhà. Hỗ trợ di chuyển các hộ từ nơi ở cũ đến nơi ĐCĐC (tính theo thực tế khi lập dự án). Các hộ du canh, du cư sau khi được tổ chức ĐCĐC được hưởng các chính sách hiện hành khác như người dân tại chỗ và được vay vốn của NHCSXH theo quy định để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

Câu hỏi: VỀ CHO VAY HỌC SINH, SINH VIÊN

Cử tri đề nghị NHCSXH thành phố Cần Thơ nên cấp phát tiền vay cho HSSV trước khi khai giảng năm học mới, vì thời gian qua ngân hàng cấp phát trễ, cha mẹ HSSV phải vay nóng bên ngoài với lãi suất cao để đóng học phí.

  • Người hỏi: Cử tri đề nghị NHCSXH thành phố Cần Thơ  |  Email:  |  Địa chỉ: Cần Thơ
  • NHCSXH TP. Cần Thơ thực hiện cho vay đối với HSSV theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và bộ thủ tục, hồ sơ vay vốn chi nhánh NHCSXH thành phố thực hiện theo văn bản số 2162A/NHCS-TD của Tổng Giám đốc NHCSXH về hướng dẫn thực hiện cho vay đối với HSSV theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó có quy định cụ thể như sau:

    Đối với HSSV vay vốn lần đầu, người vay vốn chỉ cần nộp cho Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn các loại giấy tờ sau đây:

    + Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD).

    + Giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng đối với sinh viên mới trúng tuyển).

    Đối với HSSV nhận tiền từ lần thứ 2 trở đi, người vay vốn chỉ cần nộp cho Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn các loại giấy tờ sau đây:

    + Sổ vay vốn.

    + Giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) đối với trường hợp nhận tiền học kỳ I của năm học.

    + Giấy xác nhận gia đình thuộc hộ khó khăn (nếu có).

    - Giấy xác nhận của nhà trường đối với sinh viên là cơ sở pháp lý để chứng minh HSSV đang theo học tại trường nên theo quy định mỗi giấy xác nhận chỉ có giá trị để nhận tiền của 1 năm học. Sang năm học mới phải xin nhà trường cấp giấy xác nhận mới để làm thủ tục nhận tiền vay; thông thường sau khi khai giảng năm học mới thì nhà trường mới cấp giấy xác nhận cho HSSV. Mặt khác, việc xét duyệt cho vay là do chính quyền địa phương, hội, đoàn thể nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, đề nghị từ cơ sở; khi hồ sơ hoàn thiện gửi đến NHCSXH sẽ được xem xét giải ngân kịp thời.

    Cử tri đề nghị NHCSXH cấp phát tiền vay cho HSSV trước khi khai giảng năm học mới trong khi HSSV chưa được nhà trường cấp giấy xác nhận là trái với quy định, chi nhánh không thể thực hiện được.

Câu hỏi: VỀ CÁCH TÍNH LÃI VAY HSSV

Sinh viên Bạch Thanh Phú ở Quảng Ngãi có hỏi: Gia đình sinh viên Phú có tham gia vay vốn theo Chương trình tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH huyện Sơn Tịnh từ năm 2009, tổng số tiền của 3 lần vay là 32 triệu đồng. Gia đình sinh viên Phú thực hiện trả lãi vay hàng tháng. Tuy nhiên, khi trả một phần nợ gốc, gia đình vẫn phải thanh toán cả tiền lãi vay. Sinh viên Phú đề nghị được xem xét, giải đáp về cách tính và thu tiền lãi đối với khoản vay của gia đình.

  • Người hỏi: Bạch Thanh Phú  |  Email:  |  Địa chỉ: Quảng Ngãi
  • Tháng 9/2008, hộ gia đình bà Lâm Thị Cẩm tự nguyện gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn do bà Bùi Thị Tuyết Sương làm Tổ trưởng thuộc Hội CCB quản lý và được bình xét vay vốn cho 2 con là: sinh viên Bạch Thanh Phú và Bạch Thị Hoàng Sang. Tổng số tiền vay thực nhận là 32 triệu đồng.

    Cụ thể thời gian từng lần nhận tiền vay như sau:

    - Ngày 17/12/2008: 8 triệu đồng, với lãi suất 0,5%.

    - Ngày 26/2/2009: 8 triệu đồng, với lãi suất 0,5%.

    - Ngày 24/10/2009: 8 triệu đồng, với lãi suất 0,17% (do được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất trong thời gian 24 tháng, từ ngày 24/10/2009 đến ngày 23/10/2011). Sau thời gian 24 tháng hỗ trợ lãi suất, khoản vay 8 triệu đồng này được tính theo lãi suất 0,5%.

    - Ngày 28/4/2010: 8 triệu đồng, với lãi suất 0,5%.

    Thời hạn trả nợ cuối cùng các khoản vay trên là 17/9/2016.

    Cách tính và thu tiền lãi

    Hộ gia đình bà Cẩm vay vốn từ năm 2009 nhưng đến năm 2011 mới thực hiện trả lãi cho ngân hàng, do vậy tiền lãi ngân hàng đã tính và cộng dồn từ ngày nhận tiền vay đầu tiên đến thời điểm trả lãi. Đến năm 2012, bà Cẩm mới thực hiện trả lãi hàng tháng, do đó trong số tiền lãi phải trả ngân hàng đã được tính hỗ trợ lãi suất giảm lãi (0,33%), áp dụng tính lãi suất 0,17% trong thời gian 24 tháng của số tiền gốc 8 triệu đồng.

    Cụ thể thời gian hộ vay nộp lãi cho ngân hàng như sau:

    - Ngày 18/11/2011 trả số tiền 500.000 đồng và bắt đầu nộp lãi hàng tháng từ ngày 08/9/2012 - 08/10/2012 đến ngày 08/2/2013 với số tiền là 1.557.973 đồng.

    - Ngày 08/3/2013 hộ vay trả nợ gốc số tiền 10 triệu đồng phải nộp thêm số tiền lãi là 80.000 đồng.

    - Ngày 08/8/2013, hộ vay trả tiếp nợ gốc 10 triệu đồng và số tiền lãi còn phải trả của các năm trước chưa nộp là 4.901.427 đồng, ngân hàng đã áp dụng cơ chế thoái lãi do hộ vay trả nợ trước hạn được giảm lãi với số tiền 80.000 đồng. Sau thời gian đó, bà Cẩm đã nộp lãi hàng tháng với tổng số tiền 1.354.000 đồng. Như vậy tổng số tiền lãi bà Cẩm đã nộp vào ngân hàng là 7.893.400 đồng tính đến ngày 13/8/2014.

    Kết quả tại buổi làm việc với chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể, NHCSXH nơi cho vay, Tổ tiết kiệm và vay vốn và bà Lâm Thị Cẩm, ngân hàng đã giải thích cụ thể thời gian vay vốn và cách tính thu lãi tiền vay Chương trình tín dụng HSSV. Sau khi được giải đáp, bà Cẩm đã hiểu rõ cách tính thu lãi tiền vay đối với gia đình bà là hoàn toàn chính xác, đúng theo quy định và xác nhận số tiền lãi do ngân hàng thu khớp đúng với số tiền lãi của gia đình bà đã trả.

Câu hỏi: VỀ NHẬP NGŨ SAU TỐT NGHIỆP, TRẢ NỢ VAY TÍN DỤNG HSSV

Sinh viên Chế Đình Thân ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có hỏi: Khi học đại học, Thân có vay vốn từ Chương trình tín dụng đối với HSSV. Tháng 6/2014, sinh viên Thân tốt nghiệp, chưa có việc làm thì nhận được lệnh gọi nhập ngũ. Vậy trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có được gia hạn khoản vay không, nếu được gia hạn thì lãi suất như thế nào?

  • Người hỏi: Chế Đình Thân ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định)  |  Email:  |  Địa chỉ: huyện Hoài Nhơn (Bình Định)
  • Theo quy định tại Mục 2 Văn bản số 1964/NHCS-TDSV ngày 16/7/2009 của NHCSXH về hướng dẫn một số nội dung bổ sung và chấn chỉnh cho vay HSSV năm 2009 - 2010, đối với HSSV đã vay vốn sau khi tốt nghiệp đi nghĩa vụ quân sự nếu còn dư nợ Chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH thì số dư nợ đó được kéo dài thời gian trả nợ và miễn lãi vay tương ứng với thời gian phục vụ tại ngũ của HSSV đó, nhưng tối đa không quá 24 tháng kể từ ngày HSSV nhập ngũ.

    Thời gian phục vụ tại ngũ được tính từ thời gian ghi trên Lệnh gọi nhập ngũ đến ngày kết thúc thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự (là ngày tháng có hiệu lực của các Quyết định về việc quân nhân xuất ngũ).

    Để được hưởng chính sách đối với HSSV đã vay vốn sau khi tốt nghiệp đi nghĩa vụ quân sự, khách hàng vay vốn cần gửi cho NHCSXH nơi cho vay các giấy tờ sau:

    - Khi HSSV nhập ngũ, người vay phải gửi đến NHCSXH nơi cho vay bản sao Lệnh gọi nhập ngũ (có công chứng).

    - Sau khi HSSV kết thúc thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, người vay gửi ngay cho NHCSXH nơi cho vay bản sao có công chứng về giấy tờ chứng minh HSSV đã có thời gian phục vụ tại ngũ, cụ thể:

    Trường hợp xuất ngũ, người vay gửi cho NHCSXH nơi cho vay Quyết định về việc quân nhân xuất ngũ. Căn cứ vào ngày nhập ngũ ghi trên Lệnh gọi nhập ngũ và ngày có hiệu lực của Quyết định về việc quân nhân xuất ngũ, NHCSXH nơi cho vay xác định thời gian phục vụ tại ngũ.

    Trường hợp được tuyển dụng làm việc trong Bộ Quốc phòng hoặc chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp thì người vay gửi NHCSXH nơi cho vay Quyết định về việc tuyển dụng công nhân, viên chức quốc phòng hoặc Quyết định về việc chuyển chế độ từ Hạ sĩ quan - binh sĩ sang chế độ Quân nhân chuyên nghiệp. Trường hợp này, người vay phải trả nợ, trả lãi ngân hàng tính từ thời điểm được tuyển dụng làm việc trong Bộ Quốc phòng hoặc được chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp.

    Đối với những HSSV đã được kéo dài thời hạn trả nợ do đi nghĩa vụ quân sự, nếu trả nợ trước hạn được thực hiện giảm lãi tiền vay theo quy định hiện hành.

    Với trường hợp sinh viên Chế Đình Thân, NHCSXH huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đã xác minh thực tế. Theo đó, ngày 19/5/2011, ông Chế Thật, bố sinh viên Thân, có vay vốn Chương trình tín dụng đối với HSSV với tổng số tiền vay là 32 triệu đồng. Đến tháng 06/2014, sinh viên Thân tốt nghiệp đại học, chưa có việc làm mà nhận được lệnh gọi nhập ngũ, nhưng thực tế sinh viên Thân chưa đi nhập ngũ, do đó không được hưởng chính sách đối với học sinh, sinh viên đã vay vốn, sau khi tốt nghiệp đi nghĩa vụ quân sự.

Câu hỏi: VỀ CHO VAY HỌC SINH, SINH VIÊN

Có một bạn đọc hỏi: Tôi có người bạn ở Gia Lai trúng tuyển một trường cao đẳng tại TP. HCM nên sắp xuống nhập học. Hoàn cảnh khó khăn nên bạn dự định vay NHCSXH để đóng trước tiền học. Trong thời gian học bạn sẽ đi làm thêm và trả nợ vay. Kính nhờ cơ quan có thẩm quyền, ngân hàng cung cấp cho tôi thông tin về việc vay tiền của một số ngân hàng dành cho cho đối tượng học sinh sinh viên (HSSV).

  • Người hỏi: tỉnh Gia Lai  |  Email:  |  Địa chỉ: Gia Lai
  • Tại NHCSXH có Chương trình tín dụng cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn được triển khai từ năm 2007.

    Người vay là các hộ gia đình có con là HSSV đang học chính quy, tập trung tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. HSSV vay trực tiếp là những người mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.

    Hộ vay có hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn ở nơi nào thì đến chi nhánh, Phòng giao dịch NHCSXH ở nơi đó để làm thủ tục vay.

    Nếu là sinh viên năm nhất cần phải bổ sung giấy báo nhập học trong hồ sơ vay, sinh viên năm hai trở đi phải có giấy xác nhận đang theo học tại trường đang học.

    Mức vay tối đa là 1,1 triệu đồng/tháng/HSSV. Lãi suất 7,2%/năm. Thời hạn trả nợ được tính bắt đầu sau khi HSSV ra trường. Thời hạn trả hết nợ bằng với số thời gian theo học.

Câu hỏi: QUY ĐỊNH VỀ GIẢM LÃI SUẤT VAY TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN

Ông Nguyễn Văn Phú (Hà Tĩnh) hỏi: năm 2006, gia đình ông vay vốn Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên, thời hạn trả nợ là ngày 22/11/2014. Ngày 08/7/2014, ông Phú đã trả nợ trước hạn Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hương Sơn khoản vay này, tuy nhiên ông không được tính giảm lãi suất cho vay 50% theo quy định. Ông Phú đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải đáp, ngân hàng yêu cầu gia đình ông trả đủ 100% lãi suất có đúng quy định không?

  • Người hỏi: Nguyễn Văn Phú (Hà Tĩnh)  |  Email:  |  Địa chỉ: N/A
  • Ông Phú vay vốn Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), nhận món tiền vay đầu tiên ngày 16/10/2006, ngày 29/3/2010 nhận món tiền vay cuối cùng, tổng số tiền vay là 25.100.000 đồng. Lãi suất cho vay áp dụng: 1.500.000 đồng lãi suất 0,65%/tháng, 23.600.000 đồng lãi suất 0,5%/tháng. Hạn trả nợ cuối cùng là theo hợp đồng là 21/11/2014.

    Ngày 08/7/2014, ông Phú thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hương Sơn tính tổng số tiền lãi phải trả theo hồ sơ khế ước là 7.913.705 đồng. Số tiền lãi được giảm là 289.567 đồng.

    Quy định tính giảm lãi

    Theo Quyết định 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 853/QĐ-TTg ngày 03/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ không đề cập nội dung giảm lãi vay Chương trình học sinh, sinh viên) về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, Điều 10 quy định: “Trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng lãi suất phải trả sẽ được giảm lãi vay. NHCSXH quy định cụ thể mức ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn”.

    Tại Công văn số 186/NHCS-KT ngày 23/1/2008 của Tổng Giám đốc NHCSXH hướng dẫn về việc giảm lãi cho vay học sinh, sinh viên đối với trường hợp trả nợ trước hạn, điểm 1 quy định, số tiền lãi giảm được tính trên số tiền gốc trả nợ trước hạn và thời gian trả nợ trước hạn của người vay. Mức lãi suất được giảm bằng 50% lãi suất cho vay được tính trên số ngày trả nợ trước hạn.

    Số tiền lãi được giảm cho mỗi lần trả nợ trước hạn được tính theo công thức sau:

     

    Số tiền lãi được giảm

     

    =

     

    Số tiền gốc trả nợ trước hạn

     

    x

     

    Số ngày trả nợ trước hạn

     

    x

    Lãi suất cho vay (%/tháng)

     

    x

     

    50%

    30 ngày

    Số ngày trả nợ trước hạn được tính từ ngày khách hàng trả nợ đến ngày trả nợ cuối cùng ghi trên khế ước nhận nợ.

    Như vậy, cách tính giảm lãi với khoản vay của gia đình ông Phú như sau:

    - Số ngày được giảm lãi: Tính từ ngày trả nợ trước hạn (08/7/2014) đến ngày trả nợ cuối cùng ghi trên khế ước (21/11/2014) là 136 ngày.

    - Số tiền lãi được giảm theo quy định:

    (23.600.000 đồng x 136 x 0,5%/30 x 50%) + (1.500.000 đồng x 136 x 0,65%/30 x 50%) = 267.467 đồng + 22.100 đồng = 289.567 đồng.

    - Số lãi ông Phú thực trả là: 7.913.705 đồng - 289.567 đồng = 7.624.138 đồng.

    Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hương Sơn đã tính giảm lãi cho ông Phú theo đúng các quy định tại Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 186/NHCS-KT ngày 23/1/2008 của Tổng Giám đốc NHCSXH.

    Theo nội dung ông Phú phản ánh, ông Phú đã hiểu nhầm sẽ được giảm 50% số lãi phải trả nếu trả nợ trước hạn. Tuy nhiên, theo quy định số tiền lãi giảm được tính trên số tiền gốc trả nợ trước hạn và thời gian trả nợ trước hạn của người vay theo công thức cụ thể tại Công văn số 186/NHCS-KT nêu trên.

Câu hỏi: ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN VAY VỐN ĐI LAO ĐỘNG CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI

Bà Hồ Thị Phương Tâm, ngụ tại phường Thành Phước, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) hỏi: Tôi có người em muốn đi lao động ở Nhật Bản và tôi muốn vay vốn NHCSXH để đóng chi phí đi Nhật Bản có được không? Nếu được tôi cần làm hồ sơ gồm có giấy tờ gì? Em tôi vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, vậy có được ưu tiên gì không?

  • Người hỏi: Bà Hồ Thị Phương Tâm  |  Email:  |  Địa chỉ: Phường Thành Phước, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long)
  • Theo Đề án về mở rộng đối tượng và nâng mức cho vay hỗ trợ đi lao động có thời hạn ở nước ngoài từ nguồn ngân sách địa phương (ban hành kèm theo Quyết định số 1836/QĐ-UBND ngày 29/9/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Đề án mở rộng đối tượng và nâng mức cho vay hỗ trợ lao động có thời hạn ở nước ngoài từ nguồn ngân sách địa phương thì đối tượng và điều kiện vay vốn, đối tượng là hộ gia đình có nhu cầu vay vốn cho thành viên trong hộ đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, thuộc các đối tượng: hộ gia đình chính sách; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố; bộ đội xuất ngũ.

    Các đối tượng trên phải được Chủ tịch UBND cấp xã xác nhận trong hồ sơ đề nghị vay vốn.

    Điều kiện vay vốn: hộ vay cư trú hợp pháp tại địa phương nơi NHCSXH cho vay; có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã nơi người vay cư trú về việc người vay thuộc đối tượng theo quy định; được bên tuyển dụng chính thức tuyển dụng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

    Mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn để chi phí đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng tuyển dụng của người đề nghị vay và khả năng nguồn vốn của đề án tại NHCSXH. Mọi trường hợp đi xuất khẩu lao động chỉ được vay vốn một lần với số tiền vay không vượt quá 30 triệu đồng.

    Về hồ sơ thủ tục cho vay, thu nợ, thu lãi, gia hạn nợ, kiểm tra… thực hiện theo quy định hiện hành của NHCSXH.

    Căn cứ các quy định trên, bà nên mang hợp đồng tuyển dụng (bản chính) đến Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Bình Minh để được hướng dẫn.

Câu hỏi: QUY ĐỊNH VỀ MỨC LÃI SUẤT VAY TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN

Gia đình ông Nguyễn Văn Tiếp (Tuyên Quang) thuộc hộ nghèo, có 2 người con đang đi học nên được vay vốn từ Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Các mức lãi suất vay vốn từ năm 2009 - 2012 đều trong khoảng từ 0,5%/tháng đến 0,65%/tháng. Vậy, ngân hàng áp dụng mức lãi suất cho gia đình ông Tiếp có đúng quy định không?

  • Người hỏi: Ông Nguyễn Văn Tiếp  |  Email:  |  Địa chỉ: Tuyên Quang
  • Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức lãi suất cho vay là 0,5%/tháng và lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay (tương đương 0,65%/tháng).

    Ngày 06/5/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 579/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH, theo đó thời hạn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng. Việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện đối với các khoản cho vay giải ngân từ 01/5/2009 đến 31/12/2009 sẽ được hỗ trợ lãi suất 4%/năm (tương đương 0,33%/tháng).

    Ngày 03/6/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 853/QĐ-TTg về việc điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên, trong đó điều chỉnh lãi suất cho vay từ 01/8/2011 từ 0,5%/tháng lên 0,65%/tháng.

    Căn cứ vào các Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ, các khoản vay được giải ngân tuỳ vào từng thời điểm khác nhau sẽ được áp dụng với mức lãi suất cho vay khác nhau, cụ thể như sau:

    - Từ 01/10/2007 đến 30/4/2009, lãi suất cho vay là 0,5%/tháng.

    - Từ 01/5/2009 đến 31/12/2009, lãi suất cho vay là 0,17%/tháng.

    - Từ 01/1/2010 đến 31/7/2011, lãi suất cho vay là 0,5%/tháng.

    - Từ 01/8/2011 đến nay lãi suất cho vay là 0,65%/tháng.

    Qua đối chiếu với hồ sơ vay vốn của ông Tiếp lưu tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đều thực hiện mức lãi suất cho vay đúng theo quy định.

    Việc trong Sổ vay vốn của ông Tiếp, phần khách hàng lưu giữ là ngày 03/11/2009, lãi suất 0,52%, ngày 22/3/2010 lãi suất 0,5% có thể do sai sót về ghi chép trong quá trình giải ngân về lãi suất (0,52%).

    Để hiểu chi tiết hơn, ông có thể liên hệ trực tiếp với Phòng giao dịch NHCSXH huyện Yên Sơn, hoặc vào ngày giao dịch cố định tại Điểm giao dịch xã Thái Bình, thời gian từ 08h00 - 12h00 ngày 20 hằng tháng.

Câu hỏi: VỀ CHO VAY HỌC SINH, SINH VIÊN

Ông Đinh Xuân Thiết thuộc hộ nghèo ở Đắk Lắk, có địa chỉ hộp thư điện tử (email): dha762@gmail.com, gửi thư tới Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, hỏi: Gia đình có 5 người con học cao đẳng, đại học nên được vay vốn từ Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên. Hiện nay, 2 người con đầu của ông Thiết đã tốt nghiệp nhưng do chưa có công việc ổn định nên chưa thể trả nợ khoản vay.

Năm 2014, gia đình ông Thiết đã làm hồ sơ vay vốn đi học cho 3 người con tiếp theo nhưng không được giải quyết với lý do gia đình chưa trả nợ khoản vay cũ. Ông Thiết đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết để gia đình ông được tiếp tục vay vốn từ Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên.

  • Người hỏi: Ông Đinh Xuân Thiết  |  Email: dha762@gmail.com  |  Địa chỉ: Đắk Lắk
  • Ông Đinh Xuân Thiết là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Độc Lập, xã Cư Kpô do Hội CCB xã thành lập và quản lý theo quy định của NHCSXH và được UBND xã công nhận cho phép hoạt động.

    Gia đình ông Thiết thuộc diện hộ nghèo, đã được UBND xã và NHCSXH giải ngân 3 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng số tiền vay đến ngày 31/3/2014 là 100 triệu đồng, trong đó Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên là 88 triệu đồng. Ông Thiết có 2 con đã ra trường và ông đã thực hiện cam kết trả nợ với NHCSXH, kỳ hạn trả nợ lần đầu của 2 người con lần lượt là ngày 12/4/2014 và ngày 12/5/2014, nợ lãi chưa trả là 10.918.277 đồng.

    Ngày 18/3/2014, Tổ tiết kiệm và vay vốn đã họp và có 25/27 tổ viên của Tổ không đồng ý cho ông Thiết tiếp tục nhận tiền vay học sinh, sinh viên đợt 2, số tiền 11 triệu đồng vì lý do trong quá trình vay vốn, gia đình ông Thiết không thực hiện Quy ước hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, không thực hiện trả lãi, trả nợ phân kỳ theo cam kết làm ảnh hưởng đến hoạt động cũng như uy tín của Tổ tiết kiệm và vay vốn .

    Ngày 11/4/2014, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Búk nhận được đơn xin trình bày của ông Thiết và biên bản họp Tổ tiết kiệm và vay vốn với xác nhận đề nghị cho gia đình ông Thiết tiếp tục nhận tiền vay vì ông cam kết thực hiện nghiêm túc quy ước hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, thực hiện trả lãi theo định kỳ hằng tháng, trả nợ gốc khi đến hạn.

    Vì vậy, ngày 12/4/2014, tại Điểm giao dịch xã Cư Kpô, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Búk đã thực hiện giải ngân sinh viên đợt 2 cho hộ ông Thiết số tiền 11 triệu đồng.