Phụ nữ cao nguyên Chư Sê với nguồn vốn vay
Một trong những tấm gương tiêu biểu đó là chị Đinh H’Giang, dân tộc Ba Nar xã Bơ Goong, huyện Chư Sê: Nhìn cơ ngơi của chị với 3 dẫy chuồng heo thịt, heo nái chạy dài dưới thung lũng, phía trên cao hơn là những vườn cà phê, hồ tiêu tươi tốt mỗi năm cho thu hoạch hàng trăm triệu đồng, ai cũng bảo chị Chủ tịch Hội Phụ nữ xã đó là người đi đầu trong phong trào dám nghĩ dám làm để làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và xóa nghèo bền vững trên buôn làng Tây Nguyên.
Theo chị Đinh H’Giang kể lại, hồi đó cách đây khoảng 7 - 8 năm, vừa tròn 20 tuổi, chị lấy chồng, cũng người Banar, gia đình nội ngoại hai bên đều đông con và hoàn cảnh kinh tế khá khó khăn. Nhờ bà con buôn làng giúp đỡ, vợ chồng chị dựng được 1 căn nhà ở cuối buôn. Thấy gia đình mình cùng mọi người tuy có đất đai lao động dồi dào nhưng vì không có vốn, thiếu kiến thức làm ăn, lại chưa dám vay tiền ngân hàng để sản xuất nên cuộc sống cứ quanh quẩn nghèo túng. Chị H’Giang bàn với chồng ra thị trấn tham quan học hỏi kinh nghiệm nuôi heo, trồng cà phê… của người Kinh. Sự ham muốn đã thắng nỗi e ngại, sợ hãi. Lần đầu tiên chị quyết định vay vốn ưu đãi của NHCSXH để xây chuồng trại mua heo giống về nuôi. Với sự hỗ trợ vốn ưu đãi và sự chăm sóc chu đáo, có kỹ thuật, đàn heo của chị lớn nhanh như thổi đã cho mỗi năm xuất chuồng 2 lứa. Bán lứa heo thứ 3, chị quyết định trả hết nợ vay ngân hàng đợt đầu. Đồng thời, có tích luỹ, rồi vay thêm 30 triệu đồng vốn giải quyết việc làm của NHCSXH huyện mở rộng chuồng trại nuôi heo thịt theo phương pháp công nghiệp và khai hoang mở đất trồng 100 trụ tiêu, 2ha cà phê giống catimo. Vậy là với tinh thần dám nghĩ, dám làm, và sử dụng vốn vay ưu đãi đúng mục đích, chị Đinh H’Giang đã làm giàu cho gia đình, được nhận Bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn tỉnh”.
Nhưng với chị sản xuất giỏi chưa đủ, với trách nhiệm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, chị trăn trở nghĩ cách giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm và sẵn sàng nhường cơm xẻ áo cho bà con buôn làng Banar cùng phát triển sản xuất, thay đổi những tập quán canh tác lạc hậu. Người dân ở xã vùng cao Bơ Goong thấy vậy rất phấn khởi nghe theo chị, làm theo chị, dồn công sức và vay vốn, sử dụng vốn chính sách để xây dựng một cánh đồng lúa nước tự tưới hơn 200 ha và những vườn hồ tiêu, cà phê rộng tới 700ha tươi tốt quanh năm.
Công Hoan
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Quảng Ninh họp phiên thường kỳ
- » "Bàn đạp" của hội viên nông dân Hồng Ca
- » Tín dụng ưu đãi mở rộng cánh cửa tương lai cho học sinh, sinh viên nghèo
- » Vốn chính sách ở Phổ Quang
- » Một dự án thiết thực với người Khmer nghèo
- » Hành trình của tín dụng học sinh, sinh viên trên quê hương Thanh Hà
- » Chương trình cho vay hộ cận nghèo, vài ghi nhận ở Nghệ An
- » Đạt kế hoạch, nhưng chưa bền
- » Vốn vay giúp hộ nghèo thoát nghèo
- » 10 năm thực hiện ủy thác cho vay vốn: Hàng triệu hộ dân thoát nghèo