Hiệu quả hoạt động ủy thác giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội
Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đến nay, đã qua 18 năm thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi với mô hình sáng tạo bằng phương thức NHCSXH ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội đã khẳng định hiệu quả to lớn, tích cực. NHCSXH huyện Long Phú là một trong những đơn vị triển khai hiệu quả công tác này. Đến hết năm 2019, nợ quá hạn còn trên 3,2 tỷ đồng; lãi tồn đọng trên 4,8 tỷ đồng… nhưng đến hết năm 2020, nợ quá hạn đã giảm 995 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn giảm 0,41%; lãi tồn đọng giảm 117 triệu đồng. Giám đốc NHCSXH huyện Long Phú Trương Quốc Khánh cho biết: “Để đạt được những kết quả nêu trên, NHCSXH huyện đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp huyện, cấp xã thực hiện tốt các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng”.
Hội Cựu chiến binh huyện Châu Thành cũng là đơn vị thực hiện hiệu quả hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thời gian qua, Hội đã ký các văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác với Ban Đại diện HĐQT NHCSXH huyện để chuyển tải các nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh nhất đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của đông đảo người dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện.
Trong năm 2020, NHCSXH tỉnh Sóc Trăng và 4 tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, nguồn vốn tín dụng chính sách được giải ngân nhanh chóng, kịp thời, đến đúng đối tượng thụ hưởng. Đồng thời thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm không ngừng củng cố, nâng cao chất lương tín dụng, bảo toàn và phát huy nguồn vốn.
Giám đốc NHCSXH tỉnh Sóc Trăng Trần Duy Đông cho biết: “Tính đến nay, toàn tỉnh đã hình thành và duy trì mạng lưới ủy thác đầy đủ 100% tại 109 xã, phường, thị trấn với 3.223 Tổ tiết kiệm và vay vốn tại 100% các ấp, khóm để chuyển tải và quản lý 14 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ đạt 3.696 tỷ đồn. Từ đó, giúp trên 151 nghìn hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác tiếp cận, sử dụng vốn vay, tạo sinh kế, việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội. Đạt được những kết quả trên, có vai trò quan trọng của công tác uỷ thác của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã luôn song hành phối hợp chặt chẽ cùng NHCSXH”.
Thời gian tới, NHCSXH tỉnh và 4 tổ chức chính trị - xã hội các cấp sẽ tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, hiểu đúng và thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ chính trị được giao và các nội dung văn bản thỏa thuận, văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác đã được ký kết thống nhất giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương. Từ đó, hiểu đúng, làm đúng, góp phần tích cực hơn nữa vào việc nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn vay,… góp phần truyền tải kênh tín dụng ưu đãi này của Chính phủ phát huy hiệu quả tốt nhất trên địa bàn.
Bài và ảnh Quang Bình
Các tin bài khác
- » Đòn bẩy giúp giảm nghèo bền vững
- » Hiệu quả của Đề án tín dụng chính sách cho vay tiêu dùng
- » Phát động cuộc thi viết “Ngân hàng tôi yêu”
- » Dấu ấn nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội ở TX An Nhơn
- » Thạch An phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
- » Điểm tựa của những người yếu thế ở Ba Vì
- » Hiệu quả từ các chương trình tín dụng chính sách ở Bạc Liêu
- » Tiếp tục phát huy hiệu quả mô hình giao dịch lưu động
- » Cánh tay đắc lực giúp nông dân huyện Ba Vì thoát nghèo
- » Niềm vui hộ mới thoát nghèo