Hiệu quả từ những chương trình tín dụng ưu đãi

16/12/2014
(VBSP News) Năm công tác 2014 là một năm hoạt động tín dụng ưu đãi hiệu quả của NHCSXH tỉnh Thanh Hóa với những con số ấn tượng. Tính đến ngày 08/12/2014, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 1.923 tỷ đồng với trên 90 nghìn lượt khách hàng được vay vốn...

(ảnh 1) Hiệu quả từ những chương trình tín dụng ưu đãi

Doanh số cho vay tập trung vào các chương trìnhHộ nghèo trên 615 tỷ đồng; hộ cận nghèo gần 547 tỷ đồng; HSSV 141 tỷ đồng; hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn 206 tỷ đồngNS&VSMTNT đạt trên 316 tỷ đồng. Doanh số thu nợ đạt hơn 1.678 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến ngày 08/12/2014 đạt xấp xỉ 6.932 tỷ đồng, tăng 244,5 tỷ đồng so với năm 2013, tốc độ tăng trưởng 3,7%. Hiện, có trên 324 ngn khách hàng còn dư nợ vay, mức bình quân 21,3 triệu đồng/khách hàng vay vốn.

Các chương trình có dư nợ tăng là:Hộ cận nghèo (tăng 496 tỷ đồng); NS&VSMTNT (tăng trên 217 tỷ đồng); dự án phát triển ngành lâm nghiệp - WB3 (tăng 29 tỷ đồng)xuất khẩu lao động (tăng 10 tỷ đồng). Trong ảnh 1, anh Nguyễn Văn Tài ở xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, từ hai bàn tay trắng đã vận dụng nhiều nguồn lực trong đó có nguồn vốn vay từ NHCSXH khởi nghiệp bằng một cặp bò, đến nay ngoài đàn bò hàng chục con, gia đình anh Tài còn làm chủ ao cá, vườn cây, máy xay xát gạo… kinh tế gia đình phát triển bền vững con cái học hành đàng hoàng, nghề nghiệp ổn định.

Đến nay, NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, đã thực hiện 13 chương trình tín dụng với tổng dư nợ đạt gần 6.864 tỷ đồng cho 328 nghìn khách hàng, được tham gia sinh hoạt ở 9.555 Tổ tiết kiệm và vay vốn tại hơn 6.000 thôn, bản, khu phố. Hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Thanh Hóa tập trung chủ yếu ở 637/637 Điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, giao dịch vào ngày cố định hàng tháng, trước sự chứng kiến của Ban giảm nghèo, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác của cấp xã, nhờ đó tạo được lòng tin của nhân dân đối với chính sách của Đảng, Nhà nước (ảnh 2).

(ảnh 2) Hiệu quả từ những chương trình tín dụng ưu đãi

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp nhiều hộ gia đình trong tỉnh có vốn đầu tư phát triển kinh tế, tạo việc làm, từ đó làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho trên 107 nghìn lượt hộ, giúp trên 117 nghìn hộ nghèo cải thiện về đời sống, mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, từng bước quen dần với cơ chế thị trường; góp phần đưa gần 156 nghìn hộ thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Đồng thời, còn tạo việc làm cho gần 333 nghìn lao động; giúp cho hơn 234 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn, trong đó có gần 78,6 nghìn HSSV đã tốt nghiệp ra trường, có việc làm ổn định; xây dựng được gần 178 nghìn công trình NS&VSMTNT; giúp hộ nghèo xây dựng 28,8 nghìn ngôi nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ… (ảnh 3: Hộ anh Phạm Đình Đang, ngụ tại thôn 2, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa từ “lực bẩy” của vốn chính sách đã thoát nghèo bền vững).

(ảnh 3) Hiệu quả từ những chương trình tín dụng ưu đãi

Ông Lê Hữu Quyền - Giám đốc NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động vì sự phát triển bền vững của NHCSXH, các ban, ngành cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa và nâng cao vai trò chủ chốt của các cán bộ cơ sở. Cụ thể, Chủ tịch UBND cấp xã phải được kiện toàn làm Trưởng ban giảm nghèo cấp xã nhằm tăng cường vai trò quản lý về mặt Nhà nước của người đứng đầu chính quyền đối với công tác giảm nghèo tại địa phương. Chủ tịch UBND cấp xã được tham gia làm thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện sẽ trực tiếp tiếp thu, triển khai các chương trình tín dụng chính sách mới, Nghị quyết các phiên họp thường kỳ của Ban đại diện HĐQT NHCSXH. Thông qua đó mới xây dựng được kế hoạch lồng ghép việc đầu tư nguồn vốn tín dụng chính sách với các chương trình mục tiêu giảm nghèo, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, thực hiện tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân), góp phần tăng thu nhập của người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội. Thông qua việc sâu sát, triển khai công việc tại cơ sở của Chủ tịch UBND xã đã giúp NHCSXH chuyển tải nguồn vốn cho vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến các đối tượng thụ hưởng chính sách một cách nhanh chóng, thông suốt, bảo đảm công khai, dân chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tiết giảm chi phí cho người vay và ngân hàng, tạo ra hiệu quả kinh tế, chính trị và xã hội to lớn.

Bài và ảnh Bùi Hoàng Thủy - Đức Thọ

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Các tin bài khác