Biện pháp giảm nghèo ở Tuyên Quang
Một trong những biện pháp nổi bật giúp cho NHCSXH tỉnh Tuyên Quang hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng là thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể nhận uỷ thác thực hiện rà soát, kiểm tra, đối chiếu chính xác từng đối tượng nằm trong diện được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi. Ngoài việc bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo vào danh sách cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh và đẩy nhanh tốc độ cho vay, NHCSXH các cấp ở Tuyên Quang đã tăng cường việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn; thông qua công tác đào tạo, tập huấn đã phát hiện kịp thời những vướng mắc ngay tại cơ sở. Đồng thời, nâng cao năng lực điều hành cho Ban quản lý và Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tính đến 30/11/2013, trên toàn tỉnh có 3.092 Tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc 4 hội, đoàn thể nhận uỷ thác được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng chính sách, đạt 100%. Thông qua đó, gần 2.700 Tổ tiết kiệm và vay vốn được xếp loại tốt và khá về hoạt động, trở thành “cánh tay nối dài, vững chắc” của NHCSXH giúp đỡ nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả.
Đơn cử về xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên đã lựa chọn giải pháp chủ yếu là xây dựng 100% số Tổ tiết kiệm và vay vốn đạt loại tốt và khá để giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH. Hiện các Tổ tiết kiệm và vay vốn ở Đức Ninh đã chuyển hơn 9,5 tỷ đồng đến hàng nghìn tổ viên vay và sử dụng vốn ưu đãi thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Gia đình anh Lương Văn Quý, dân tộc Cao Lan, thôn làng Rào trước đây thuộc diện nghèo nhất vùng. Năm 2011, anh được NHCSXH cho vay 15 triệu đồng để làm kinh tế gia đình. Nhận tiền vay ưu đãi, vợ chồng anh quyết định mua con giống, làm chuồng trại chăn nuôi lợn thịt để đến ngày nay thoát được nghèo, sửa sang lại căn nhà ở 4 gian, tạo nên cuộc sống tươi vui giữa bản làng xa xôi, hẻo lánh.
Còn chị Hà Thị Hoa, ở thôn núi Guột vốn không có nghề nghiệp ổn định, đất đai canh tác lại ít. Nhưng đầu năm 2013, được Tổ tiết kiệm và vay vốn của thôn bình xét cho vay vốn ưu đãi của chương trình hộ nghèo, chị Thoa đã đầu tư nuôi bò sinh sản và trồng chè, nên cuộc sống cũng dần dần ổn định.
Trường hợp anh Quý, chị Thoa cùng 22 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nữa ở xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên thoát nghèo từ đồng vốn vay ưu đãi là một minh chứng sinh động cho kết quả công tác của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang trong suốt 11 năm qua, đặc biệt trong năm 2013 đã triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu giúp hộ nghèo và đồng bào dân tộc có đủ vốn, chủ động phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bài và ảnh Hữu Hạnh
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Phụ nữ huyện Vĩnh Lợi củng cố Tổ tiết kiệm và vay vốn
- » Cà phê từ vườn nhà ra “WTO”
- » Điểm sáng Định Hóa
- » Đa dạng các nguồn vốn giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình
- » Cùng đồng hành xây dựng Nông thôn mới
- » 90.000 lao động ở Ninh Bình có việc làm ổn định từ vốn vay GQVL
- » “Cầu nối” giúp hội viên phát triển kinh tế
- » Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Thượng Sơn có dư nợ đạt 2,1 tỷ đồng
- » Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tỉnh Bến Tre
- » Nam Trực huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo