Khi người Chăm sử dụng vốn vay ưu đãi
Sở dĩ ông dẫn lời như vậy là vì ông xúc động trước việc NHCSXH triển khai hiệu quả các chính sách tín dụng ưu đãi đối với đồng bào Chăm nói chung, với 106 hộ đồng bào Chăm ở xã Tân Thuận nói riêng. Ông Kha cho biết thêm: Người Chăm vốn rất cần cù, chăm làm nhưng thiếu vốn, nay được ngân hàng cho vay chắc chắn bà con sẽ biết cách đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi “jien mưnưk tabiak jien” (tiền đẻ ra tiền).
Trong năm qua, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của đồng bào dân tộc Chăm trong xã Tân Thuận, NHCSXH huyện Hàm Thuận Nam đã cho bà con vay từ nguồn vốn ưu đãi hơn 3 tỷ đồng.
Bà con vay chủ yếu để SXKD, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, giảm nghèo bền vững. Thực tế có nhiều hộ nhờ đồng vốn vay kịp thời nay đã đổi đời. Như hộ bà Thông Thị Nghé. Từ việc đầu tư phân bón, chăm sóc, nước non cho 200 trụ thanh long có sẵn, giờ gia đình bà đã xuống giống thêm được 300 trụ nữa. Với nửa mẫu đất thanh long được chăm sóc tốt này, theo lời bà ước tính việc thu nhập bình quân tháng sẽ đủ cái ăn cái mặc, không sợ đói như trước nữa.
Bà Nguyễn Thị Liễu vui vẻ chia sẻ: “Nhờ vốn vay mà tôi đã nuôi được 3 con học xong đại học, đời sống gia đình tạm ổn định”.
Ông Nguyễn Thái Hòa - Giám đốc NHCSXH huyện Hàm Thuận Nam cho biết: “Ngân hàng đã chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các hội, đoàn thể xã Tân Thuận, các thôn để phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào DTTS (ở địa phương này cụ thể là đồng bào Chăm). Chúng tôi đã niêm yết công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục cho vay. Đích thân tôi và các đồng nghiệp hướng dẫn tận tình nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con khi vay vốn”.
Với việc sử dụng hiệu quả đồng vốn vay của người Chăm ở xã Tân Thuận đã tác động rất tốt đến việc cân đối, bố trí nguồn vốn vay từ ngân sách địa phương ủy thác cho NHCSXH, đồng thời tạo niềm tin vững chắc của đồng bào DTTS đến các chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Chia tay chúng tôi trên mảnh vườn xanh mướt thanh long ai trĩu quả, ông Thông Kha lại thay lời tạm biệt bằng kiểu nói tiếng Việt pha với tục ngữ cổ đặc trưng của mình: Cảm ơn Nhà nước, nhưng cái chính người vay phải chịu khó. Người Chăm chúng tôi hiểu rõ “Hu ngap ka mưng hu si bbơng” (có làm thì mới có ăn). Quả đúng như vậy, chúng tôi thật lòng mong mỏi với sự giúp đỡ kịp thời của NHCSXH và với truyền thống “Hu ngap ka mưng hu si bbơng” của mình, đời sống đồng bào Chăm nơi đây sẽ thay da đổi thịt từng ngày, có cuộc sống ngày một no đủ.
Bài và ảnh Nguyễn Tân Hải
Các tin bài khác
- » Đảng bộ NHCSXH TW tổ chức học tập, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII của Đảng
- » Gieo vốn xóa nghèo, vun mầm nông thôn mới
- » Dưới những tán cao su
- » Hiệu quả từ việc huy động vốn ở huyện biên giới Mường Lát
- » Chuyện những người ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng
- » Nguồn vốn ưu đãi giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới
- » Vốn chính sách góp phần giảm nghèo bền vững ở Nho Quan
- » Chính quyền vào cuộc, chất lượng tín dụng chính sách được cải thiện
- » Sáng tươi vùng cao từ vốn tín dụng chính sách
- » Lai Châu mạnh tay chuyển “của để dành” cho người nghèo