Hiệu quả tín dụng chính sách tại Hà Giang
Tuy vậy, Hà Giang vẫn là tỉnh nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn cao; công cuộc còn nhiều khó khăn, thách thức. Đảng bộ tỉnh Hà Giang coi giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, từ đó huy động trí tuệ, sức lực của toàn Đảng, toàn quân và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện giảm nghèo bền vững có hiệu quả. Xuất phát từ mục tiêu trên, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hà Giang coi NHCSXH là một trong những công cụ, giải pháp, động lực quan trọng để thực hiện mục tiêu đó.
Từ khi hoạt động đến nay, tổng dư nợ đạt hơn 1.800 tỷ đồng, tăng 1.672 tỷ đồng, tăng hơn 13 lần so với đầu năm 2003 với 114.000 khách hàng còn dư nợ, bình quân 15,9 triệu đồng/hộ, khách hàng. Cùng với các nguồn lực của Nhà nước, nguồn vốn tín dụng dụng ưu đãi giúp cho trên 43 nghìn hộ thoát nghèo, thu hút được gần 119 nghìn lao động tham gia sản xuất kinh doanh với số lao động được tạo việc làm mới trên 88 nghìn lao động, giúp trên 105 nghìn hộ cải thiện đời sống; tạo điều kiện cho trên 13 nghìn lượt HSSV được vay vốn học tập; xây dựng trên 46 nghìn công trình NS&VSMTNT; giúp gần 13 nghìn hộ nghèo được vay vốn làm nhà ở; trên 2 nghìn lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động.
Đạt được những kết quả trên, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp đã phát huy được vai trò chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền đối với việc triển khai cho vay, sử dụng các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ và tham mưu cho UBND các cấp trong việc chỉ đạo UBND cấp xã tạo điều kiện thuận lợi và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động của NHCSXH tại cơ sở.
NHCSXH thực hiện mô hình quản lý và xây dựng kênh dẫn vốn cho vay hộ nghèo theo phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội là hướng đi đúng đắn, từng bước thực hiện công tác xã hội hoá hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện tổ chức giải ngân nhanh đến tay người cần vốn. Định hướng triển khai công tác tín dụng của NHCSXH thông qua và phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể các cấp như là một bộ phận không thể tách rời trong công tác quản lý vốn và công tác tác tín dụng của NHCSXH. Đồng thời, cũng từ việc thực hiện phương thức cho vay ủy thác giúp cho các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp, lồng ghép chương trình tín dụng với các chương trình kinh tế - văn hoá - xã hội khác, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Thực tế kết quả hoạt động trong những năm qua cho thấy, Tổ tiết kiệm và vay vốn đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình. Sự thỏa ước và cam kết của các tổ viên trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi đúng hạn, sự giám sát nhau và đặc biệt có các tổ chức chính trị - xã hội quản lý, giám sát hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn giúp người vay biết tính toán làm ăn thông qua việc vay trả, giúp họ có thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đồng thời, đảm bảo được mục tiêu công khai, dân chủ và là nơi thực hiện việc giám sát của cộng đồng trong việc vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, hạn chế tiêu cực phát sinh. Điều đó có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng vốn vay có hiệu quả, khả năng trả nợ, trả lãi cho ngân hàng. Vì vậy, cần chú trọng đến công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các tổ chức hội nhận ủy thác cho vay cũng như Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn.
Tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của các cấp các ngành trong công tác giảm nghèo bền vững, đặc biệt phải khơi dậy được ý chí tự vươn lên của người nghèo, xã nghèo chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Nhà nước để vươn lên làm giàu là một nội dung quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc thực hiện hoàn thành mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh”.
Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi phải được thực hiện thường xuyên. Hệ thống theo dõi, giám sát tốt sẽ cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở để ban hành hay điều chỉnh cơ chế, chính sách, giải pháp kịp thời trong những điều kiện cụ thể. Bên cạnh đó, các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cần có ưu đãi đặc biệt về lãi suất và các cơ chế đặc thù theo vùng miền.
Xem xét nâng mức hoa hồng, phí ủy thác đối với Tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức hội, đoàn thể cấp xã (bằng hệ số) ở các vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn do địa hình chia cắt, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí hạn chế, nên chi phí về thời gian, sức lực để thực hiện các nội dung công việc được NHCSXH ủy thác, ủy nhiệm tại những vùng này cao hơn rất nhiều lần so với các vùng thuận lợi khác (hiện nay NHCSXH vẫn áp dụng chung mức phí cho tất cả các vùng, miền).
Sớm ban hành chuẩn nghèo mới, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của xã hội ở các vùng khác nhau để làm cơ sở điều tra, thống kê, đánh giá mức độ nghèo, khoảng cách giàu nghèo ở nước ta hiện nay và hoạch định chính sách cho giai đoạn tới.
Cuối cùng, xây dựng cơ chế để lồng ghép các chương trình, chính sách có cùng mục tiêu trên một địa bàn nhằm phát huy tối đa hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vì hiện nay có nguồn vốn tín dụng ưu đãi do các ngành cùng quản lý dẫn đến chồng chéo trong quản lý và đầu tư.
Nguyễn Văn Sơn
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Vốn cho vay giải quyết việc làm: Cầu nhiều cung ít
- » Cần Thơ đảm bảo đủ nguồn vốn vay cho HSSV năm học mới
- » 100% hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn sử dụng vốn đúng mục đích
- » Dựng nghiệp, mở nghề từ đồng vốn ưu đãi
- » Nghiên cứu thí điểm cho vay hộ mới thoát nghèo
- » Sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi
- » Kon Tum - những câu chuyện thoát nghèo như cổ tích
- » Giúp hộ cận nghèo phát triển kinh tế
- » Hà Tĩnh - ấm tình những ngôi nhà vượt lũ
- » Phú Thọ cơ bản thoát khỏi tỉnh nghèo