Tiến Bộ đổi mới từng ngày
Ông Vi Quốc Thắng - Chủ tịch UBND xã Tiến Bộ cho biết: Ngay sau khi được NHCSXH chọn làm mô hình điểm về đầu tư các nguồn vốn, Lãnh đạo xã đã quán triệt trong cán bộ đảng viên và họp toàn dân bàn bạc lấy ý kiến, tuyên truyền rộng rãi về ý nghĩa tầm quan trọng, lợi ích của việc vay vốn, sử dụng vốn ưu đãi phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Nhờ sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của các tổ chức hội, đoàn thể và sự đồng thuận của bà con, đến thời điểm này xã đã đạt dư nợ với NHCSXH là 23,4 tỷ đồng với 7 chương trình vay vốn cho hơn 3.600 lượt hộ nghèo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư cho con em đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm vào các trường đại học, cao đẳng, giải quyết hàng nghìn lao động ở các bản, làng có việc làm ổn định, thu nhập thường xuyên, đồng thời xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng trong một môi trường trong lành.
Bước đột phá trong đầu tư vốn ưu đãi của Chính phủ, Tiến Bộ thể hiện ở việc đã phát huy được vai trò chủ động của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả kinh tế cụ thể. Đơn cử như hộ gia đình người Tày Hoàng Thị Sánh ở thôn 8 trước đây rất nghèo khó, không có tiền mua con giống, cây giống nên quanh năm nhà chị chỉ trồng khoai lang, sắn củ để ăn qua ngày đoạn tháng. Con cái của chị đứa thì thất học, đứa bỏ học dở chừng, phải lên rừng kiếm củi, bắt cá suối. Đến năm 2006, được tham gia chương trình chị Sánh đã vay 15 triệu đồng của NHCSXH về trồng ngô lai được mùa liên tiếp; cặp bò cũng sinh thêm 4 con bê béo khoẻ. Từ sự giúp sức của đồng vốn ưu đãi đó gia đình chị nay đã xóa hẳn nghèo, sửa chữa lại ngôi nhà sàn 4 gian thoáng đãng.
Đồng vốn của Chính phủ còn tạo được mở mang ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nơi vùng sâu Tiến Bộ. Đó là việc ông Hán Văn Thụ ở thôn 5 đã sử dụng 50 triệu đồng vay của chương trình giải quyết việc làm xây dựng 8 dẫy nhà và tạo việc làm cho 10 lao động nông thôn trong tổ sản xuất nấm và lò hấp phôi giống nấm từ năm 2009 đến nay. “Ngoài sản xuất nấm thương phẩm, mỗi ngày thu 50 - 70kg nấm bào ngư, cơ sở của tôi còn ươm bịch phôi cung ứng cho bà con trồng nấm trong xã, riêng tháng chạp trước tết, tôi đã bán được 30 nghìn bịch phôi nấm mèo và bào ngư, thu được 28 triệu đồng đấy”. Ông Thụ tâm sự: Theo ông Chủ tịch xã Vi Quốc Thắng, vốn vay ưu đãi được đáp ứng đầy đủ, thuận lợi đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và người dân Tiến Bộ đã từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu từ chính đồng đất quê hương. Hiện toàn xã đã có 19% hộ khá, 1,2% hộ giàu. Đặc biệt, với bình quân 13 triệu đồng/người/năm, thu nhập của người dân vùng xa này cao hơn gấp 1,4 lần thu nhập bình quân chung của nông dân tỉnh Tuyên Quang. Ông Vi Quốc Thắng khẳng định, trong năm 2013 Tiến Bộ tiếp tục vay vốn, sử dụng vốn ưu đãi của Chính phủ tập trung vào chuyển đổi thâm canh đồng ruộng, xoá nghèo bền vững, hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới trong năm 2015.
Lê Văn Thơm
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Thành phố Hòa Bình có trên 1,7 vạn lượt khách hàng được vay vốn ưu đãi
- » Làm giàu từ trồng cam trên cao nguyên Lang Biang
- » Chuyển động vùng cao Quảng Uyên
- » Chủ tịch Hội Nông dân hết lòng với phong trào xóa nghèo
- » Quảng Bình: Ý nghĩa từ những thay đổi nhỏ
- » Thái Nguyên: “Cán đích” sớm nhất Chương trình 167
- » “Vua” dứa vùng biên
- » Tín dụng ưu đãi ở Hà Tĩnh có dư nợ tăng trưởng khá, chất lượng được nâng cao
- » UBND huyện Từ Liêm (Hà Nội) tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH
- » Xã Pờ Ê được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi