Chuyển động vùng cao Quảng Uyên
Thế rồi cũng như các vùng quê trong tỉnh, trong huyện, cái sự nghèo nàn, lạc hậu ở Hồng Định đã được quan tâm tháo gỡ. Cùng với sự đầu tư của các chương trình 134, 135 là chương trình cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước đã được đưa về kịp thời làm cho vùng sơn thẳm Hồng Định có cơ hội xoá nghèo, phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
Để thế mạnh nông, lâm nghiệp được khai thác đạt hiệu quả bền lâu, NHCSXH huyện Quảng Uyên đã ưu tiên nguồn vốn cho xã Hồng Định vay với mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở tất cả 16 thôn, bản đã sử dụng 1,7 tỷ đồng vốn vay ưu đãi đồng loạt gieo trồng 647ha ngô lai trên các loại đất ruộng, đất vườn, đất đồi và triền núi đá. Nhờ vậy, vụ ngô vừa qua, Hồng Định nâng tổng sản lượng cây có hạt lên 1.034 tấn.
Ngoài cây ngô thì cây lạc là thế mạnh của đồng bào dân tộc vùng cao Hồng Định. Cây lạc cũng được bà con mạnh dạn sử dụng vốn vay ưu đãi đầu tư cùng bám bờ, bám đất xanh tốt theo năm tháng, mùa vụ. Kết quả năm 2012 toàn xã thu được 270 tấn lạc, cao gấp 1,5 lần so với năm ngoái.
Cùng với đó, công tác nhận và chăm sóc quản lý rừng ở xã Hồng Định nhờ nguồn vốn ưu đãi đầu tư kịp thời, đầy đủ nên cũng trở thành phong trào sâu rộng khắp các thôn bản. 215 tổ bảo vệ rừng được thành lập. Với 2,8 tỷ đồng vốn cho vay thực hiện dự án phát triển ngành lâm nghiệp đã giúp cho Hồng Định chỉ sau một thời gian ngắn có gần 200 hộ trong tổng số 418 hộ dân của xã sử dụng vốn phủ xanh các loại cây keo lá chàm, bạch đàn trên diện tích 141ha đất trống, đồi trọc.
Tính đến mùa xuân này, Hồng Định là một trong những xã đạt được đồng vốn ưu đãi làm điểm tựa vững chắc nên sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi có bước chuyển biến mới. Nhiều hộ dân thoát cảnh nghèo khó. Tỷ lệ hộ có kinh tế khá giả, mua sắm các phương tiện phục vụ sinh hoạt, sản xuất tăng đáng kể. Điển hình như các hộ Hoàng Văn Phanh, Ma Thế Điệt, Nông Thị Thu… Từ 15 triệu đồng vay vốn ưu đãi, có hộ đồng bào Tày như anh Hoàng Phúc Mã đã chăn nuôi phát triển đàn bò lên đến 25 con và hộ gia đình Nông Thị Thu còn thâm canh 2ha ngô lai, nhận khoanh nuôi bảo vệ 6ha rừng đầu nguồn.
Ông Ma Văn Đảm - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Hồng Định cho biết: Nhờ vốn NHCSXH cho vay thuận lợi, chính xác nên xã đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ hơn 50% xuống còn 39% sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ. Đối với vùng miền núi - dân tộc chung tôi thì nguồn vốn ưu đãi đã, đang và mãi mãi tiếp sức mạnh trên bước đường xóa nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Quốc Việt
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Chủ tịch Hội Nông dân hết lòng với phong trào xóa nghèo
- » Quảng Bình: Ý nghĩa từ những thay đổi nhỏ
- » Thái Nguyên: “Cán đích” sớm nhất Chương trình 167
- » “Vua” dứa vùng biên
- » Tín dụng ưu đãi ở Hà Tĩnh có dư nợ tăng trưởng khá, chất lượng được nâng cao
- » UBND huyện Từ Liêm (Hà Nội) tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH
- » Xã Pờ Ê được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi
- » Hướng mới của nông dân Vĩnh Thanh
- » Huyện Mê Linh (Hà Nội) tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH
- » Âm vang phố Ràng