Thái Nguyên: “Cán đích” sớm nhất Chương trình 167
Về đích sớm
Sau hơn 4 năm triển khai Quyết định 167, đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã trợ giúp 13.298 hộ nghèo xây nhà ở với tổng diện tích xây dựng 617.410m2, tổng kinh phí 505,053 tỷ đồng. Trong đó, vốn hỗ trợ của Trung ương là 105,574 tỷ đồng (chiếm 21%), vốn đối ứng của tỉnh 4,593 tỷ đồng (1%), vốn huy động khác (bao gồm hỗ trợ của doanh nghiệp, các hội, đoàn thể, cộng đồng dòng họ và gia đình…) 289,218 tỷ đồng (57%); vốn vay từ NHCSXH 105,065 tỷ đồng (21%).
Về việc huy động vốn, tính đến ngày 31/12/2012, tổng nguồn vốn của NHCSXH Thái Nguyên đạt 1.866,632 tỷ đồng, tăng 249,308 tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ). Trong đó, vốn cân đối từ Trung ương chiếm 90,6% (1.727,482 tỷ đồng), vốn ngân sách tại địa phương 1% (19,078 tỷ đồng); vốn huy động tại địa phương 2,17% (41,384 tỷ đồng); vốn khác 4,13% (78,688 tỷ đồng).
Không chỉ có Chương trình 167, theo báo cáo của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, nhiều chương trình khác cũng được đơn vị triển khai thành công. Tính đến nay, NHCSXH đã giúp 5.497 hộ trên địa bàn thoát nghèo; 25.792 học sinh, sinh viên còn dư nợ; đồng vốn ưu đãi của NHCSXH cũng tạo việc làm mới cho 1.149 lao động, giúp 36 lao động đi xuất khẩu nước ngoài; xây dựng 6.512 công trình nước sạch; 5.964 công trình vệ sinh. Ngoài ra, còn có trên 98.695 khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn để đầu tư chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây ăn quả, mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất và dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ…
Những kinh nghiệm quý
Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện của đơn vị, ông Đỗ Minh Hùng - Q. Giám đốc NHCSXH tỉnh Thái Nguyên cho biết, NHCSXH luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng vay vốn. Cụ thể là ngân hàng đã thành lập 174 Điểm giao dịch tại 174 xã, phường. Đặc biệt, tại các Điểm giao dịch này, NHCSXH thực hiện công khai chính sách tín dụng, danh sách hộ vay, dư nợ, hàng tháng bố trí ít nhất một ngày cố định để người dân đến giao dịch.
Với phương thức này, ngân hàng đã góp phần tiết giảm thời gian, chi phí đi lại cho người dân. Thay vì phải đến trụ sở NHCSXH để giao dịch thì nay, người dân chỉ cần đến UBND xã vào ngày cố định.
Đồng thời, việc công khai các chính sách tín dụng đã giúp người dân có cơ hội cùng tham gia, giám sát các hoạt động tín dụng chính sách trong việc thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.
Chính vì thế, hoạt động của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, được đông đảo bà con nhân dân đồng tình ủng hộ. Hiện, chi nhánh đang triển khai lồng ghép các chương trình tín dụng với công cuộc xây dựng nông thôn mới tại 37 xã điểm với tổng dư nợ 417 tỷ đồng, bình quân 11,2 tỷ đồng/xã, góp phần giúp 1.715 hộ có nhà mới, xây dựng 12.476 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng như giúp 6.145 hộ có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Thông qua các tổ chức hội, đoàn thể, đến nay NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã cho vay ủy thác được 1.829,819 tỷ đồng với 70.308 hộ vay. Trong đó, Hội Nông dân quản lý 571,202 tỷ đồng, với 31.030 hộ; Hội Phụ nữ quản lý 610,229 tỷ đồng, 32.842 hộ; Hội Cựu chiến binh quản lý 374,455 tỷ đồng, 20.010 hộ và Đoàn Thanh niên quản lý 273,933 tỷ đồng, 14.603 hộ được vay.
Ông Hùng chia sẻ: “Nhờ được sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan, ban ngành và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân nên chúng tôi đã có động lực để hoàn thành sớm Đề án 167. Qua đó, cũng thấy được mặt tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phương pháp thực hiện nhiệm vụ của cán bộ ngân hàng”.
Chia sẻ về kế hoạch tiếp theo, ông Hùng cho biết, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên phấn đấu nâng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2013 lên 10 - 15% so với năm 2012, tỷ lệ thu lãi đạt 98% trở lên, dư nợ bình quân đối với chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo đạt 19 triệu đồng/hộ; tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ NHCSXH, cán bộ làm công tác ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn; triển khai có hiệu quả chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin.
Đặc biệt, theo chỉ đạo của NHCSXH Trung ương, ông Hùng nhấn mạnh, đơn vị sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ để phát hiện sai sót trong quá trình triển khai nghiệp vụ; phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể thực hiện tốt các công đoạn ủy thác, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc củng cố nâng cao chất lượng tín dụng.
Hoàng Kim
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » “Vua” dứa vùng biên
- » Tín dụng ưu đãi ở Hà Tĩnh có dư nợ tăng trưởng khá, chất lượng được nâng cao
- » UBND huyện Từ Liêm (Hà Nội) tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH
- » Xã Pờ Ê được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi
- » Hướng mới của nông dân Vĩnh Thanh
- » Huyện Mê Linh (Hà Nội) tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH
- » Âm vang phố Ràng
- » Xác định đúng đối tượng thì hiệu quả cao
- » Hội nghị tổng kết 10 năm thành lập NHCSXH thị xã Thái Hòa (Nghệ An)
- » NHCSXH huyện Tiên Du (Bắc Ninh): 10 năm qua doanh số cho vay đạt 344 tỷ đồng