Hướng mới của nông dân Vĩnh Thanh
Người đầu tiên chuyển từ cây bắp sang mô hình sản xuất cây sả xuất khẩu là ông Đoàn Thanh Tiệp. Ông Tiệp cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin Công ty dược liệu Hậu Giang đặt mua theo hình thức bao tiêu sản phẩm cây sả trắng, gia đình ông Tiệp đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng của NHCSXH huyện Phước Long mua giống cây trồng, phân bón từ nhà máy Bình Điền về trồng trên diện tích 6 công đất vườn. Nhờ gieo trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên ruộng sả của ông cây nào cũng cao khoẻ, có độ tinh dầu nhiều. Cuối tháng 12/2012, gia đình ông nhổ xong cả 6 công đất trồng sả, thu bình quân 3 tấn cây/công. Giá Công ty mua tại vườn là 6 nghìn đồng/kg. Vậy là trừ hết mọi chi phí, vụ sả trước tết này, gia đình ông được lời hơn 100 triệu đồng. Đây cũng là vụ thứ 4, ông được mùa sả kể từ khi vay vốn ưu đãi chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhờ đó, mà gia đình ông thoát nghèo, sắm sửa được nhiều vật dụng phục vụ sinh hoạt, sản xuất và chi tiêu thoải mái mỗi khi xuân đến, tết về.
Cũng trên cánh đồng Vĩnh Thanh, gia đình ông Huỳnh Văn Thuộc trồng 5 công sả trắng xuất khẩu, đã có cách làm táo bạo là sử dụng toàn bộ số tiền vay của NHCSXH cộng với vốn liếng dành dụm của gia đình là 80 triệu đồng để đầu tư vừa trồng sả, vừa trồng xen cây đậu, mè. Theo kinh nghiệm của ông Thuộc, nếu trồng các loại đậu, mè xen trong vườn cây sả trắng thì ngoài sự ích lợi lấy ngắn nuôi dài phế phẩm từ đậu, mè cũng có thể trả lại một phần dinh dưỡng và giúp cho củ sả to, mập, lượng dầu cao hơn, rất dễ tiêu thụ. Hiện tại ông Thuộc đã thu hoạch gọn phần cây trồng xen với lợi nhuận khoảng 12 triệu đồng/cây. Với số tiền lời đó, ông Thuộc phấn khởi trả hết nợ trước kỳ hạn cho ngân hàng.
Ông Võ Khắc Thuyết - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thanh nhận xét: việc nông dân sử dụng vốn vay ưu đãi chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao là tín hiệu vui trong công tác xoá nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Do đặc điểm thổ nhưỡng và điều kiện canh tác hiện nay đang gặp khó khăn nên việc bà con chủ động sử dụng vốn vay NHCSXH vào mục đích thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cũng như tìm kiếm thị trường bao tiêu sản phẩm là cách làm mới, theo đúng xu thế phát triển của xã hội hiện nay.
Chính quyền địa phương, đặc biệt là các ban, ngành của huyện, trong đó có NHCSXH rất hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ nông dân thực hiện hướng làm ăn mới nhằm xoá nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ngay trên đồng đất quê hương
Nguyễn Công
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Huyện Mê Linh (Hà Nội) tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH
- » Âm vang phố Ràng
- » Xác định đúng đối tượng thì hiệu quả cao
- » Hội nghị tổng kết 10 năm thành lập NHCSXH thị xã Thái Hòa (Nghệ An)
- » NHCSXH huyện Tiên Du (Bắc Ninh): 10 năm qua doanh số cho vay đạt 344 tỷ đồng
- » Cùng lên xóm núi Tân Quảng
- » Cần chú trọng hơn công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ hội, đoàn thể tại cơ sở
- » Tổng kết hoạt động Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Ninh Thuận năm 2012
- » Giàu từ khi lên rừng lập nghiệp
- » Tổng kết 10 năm hoạt động của NHCSXH thị xã Vĩnh Châu