Giàu từ khi lên rừng lập nghiệp
Xuất ngũ trở về quê hương, người cựu chiến binh ở vùng cao biên giới Việt - Lào Bùi Thành Quế gặp bộn bề khó khăn, nhất là về kinh tế gia đình còn thiếu thốn, đất đai cằn cỗi, cuộc sống hàng ngày chỉ lo cái ăn còn chật vật, nói chi chuyện làm giàu. Cho đến năm 2007, được Hội Nông dân huyện cho đi tham quan mô hình nuôi lợn rừng ở huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) và Tây Ninh, trở về ông đã bàn với vợ đầu tư nuôi lợn rừng và trồng cây cam bù, loại cây ăn quả đặc sản ở Nghệ Tĩnh. Bà con hàng xóm và đồng đội cũ bất ngờ khi thấy ông Quế tình nguyện lên rừng tạo lập vùng kinh tế mới. Sau gần một năm xây dựng trang trại, cuối năm 2008, ông mua một cặp lợn rừng giống (bao gồm lợn nái và lợn đực giống) trị giá 50 triệu bằng toàn bộ tiền trợ cấp thương tật và vay của bạn bè đồng ngũ từ Củ Chi về chăn nuôi.
Cũng thời gian đó, ông Quế lại được Hội Cựu chiến binh xã hướng dẫn làm hồ sơ vay NHCSXH đầu tư làm chuồng trại, hàng rào bao quanh vườn để nuôi lợn rừng. Nhờ thích nghi với môi trường và được chăm sóc đúng cách, đàn lợn rừng của ông sinh trưởng rất nhanh. Đến nay, trang trại của ông có 35 con lợn rừng, trong đó có 8 con lợn nái chuyên cung cấp giống cho thị trường khu vực Bắc miền Trung. Ông Quế cho biết, giá lợn giống dao động từ 300 - 350 nghìn đồng/kg, bình quân mỗi năm đàn lợn đẻ 2 lứa, mỗi con lợn nái đẻ 6 - 7 con/lứa, nuôi 2 tháng thì xuất chuồng. Ngoài ra, trong trại còn cung cấp lợn rừng thương phẩm. Tính ra mỗi năm bán lợn giống và lợn thịt, ông thu lãi từ 50 - 70 triệu đồng. Trang trại hơn 4ha, ngoài lợn rừng, ông còn sử dụng một phần vốn vay ưu đãi khai hoang, mua cây giống trồng trên 700 gốc cam bù. Vào thời điểm thu hoạch cam bán Tết, tuy năm nay chưa kết thúc vụ thu hoạch nhưng ông đã hái được trên 5 tấn quả. Cùng với đó, ông còn đào ao thả cá, nuôi 8 con bò.
Sau 5 năm lên rừng lập nghiệp, nhờ có nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ, tiếp sức, gia đình cựu chiến binh Bùi Thành Quế đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu với thu nhập bình quân mỗi năm trang trại của ông đạt từ 150 - 180 triệu đồng. Trang trại này còn là địa chỉ cho những nông dân trong vùng muốn làm chủ cuộc sống từ nuôi lợn rừng, trồng cây ăn quả đến tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm.
Hoàng Tùng Lâm
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tổng kết 10 năm hoạt động của NHCSXH thị xã Vĩnh Châu
- » Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Tư Nghĩa triển khai nhiệm vụ năm 2013
- » Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Lạng Sơn triển khai nhiệm vụ năm 2013
- » NHCSXH tỉnh Kiên Giang triển khai nhiệm vụ năm 2013
- » Giúp vốn, giúp cả kiến thức
- » Tín dụng học sinh, sinh viên ở An Giang: Khi dân chủ được phát huy
- » NHCSXH huyện Đắk R’lấp sau 10 năm hoạt động
- » Bạn của người nghèo cố đô
- » UBND huyện Phú Lương tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH
- » Huyện Quế Võ tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH