Bạn của người nghèo cố đô
Tuy là thị xã nhưng Hương Trà có địa hình rất đa dạng, với 16 xã và thị trấn, trong đó có 5 xã vùng núi, 8 xã đồng bằng và bán sơn địa, có xã cách trung tâm huyện lỵ trên 70km phải đi qua vùng đầm phá và núi đồi cách trở, thế nhưng không có nơi nào mà chị Châu không có mặt. “Nếu mình bám sát địa bàn, nắm được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, đôn đốc cán bộ làm tốt công tác tư vấn, quản lý, kiểm tra thì không những giảm thiểu, loại trừ được khả năng nợ xấu nợ khó đòi mà đời sống người dân cũng được cải thiện tích cực nhờ hiệu quả sử dụng vốn đạt cao hơn - chị Châu chia sẻ - Dân mình thì nghèo nhiều thứ lắm nên có vốn chưa chắc đã xóa được nghèo. Bởi thế tôi đã dành nhiều thời gian để đến với tất cả các xã khó khăn trên địa bàn. Bạn bè hỏi tôi: Làm Giám đốc mà sao chị đi nhiều vậy, lại toàn đến vùng khó khăn? Tôi bảo: Vốn NHCSXH chủ yếu dành cho người nghèo. Họ làm đơn xin vay vốn để mua sắm trâu, bò, lợn, phát triển sản xuất, cho con ăn học… Nhưng nếu mình không đến với họ, làm sao biết họ vay vốn có hợp lý không, đầu tư như vậy có đúng không, hiệu quả đạt ở mức nào”.
Không chỉ đi sâu, sát cơ sở để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như cách làm ăn của bà con lao động nghèo, chị Châu luôn quan tâm, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng cán bộ, nhân viên để giúp đỡ, động viên họ vượt qua khó khăn. Nhờ sâu sát với cơ sở nên sau gần 10 năm đi vào hoạt động, NHCSXH thị xã Hương Trà đã thực hiện có hiệu quả 9 chương trình. Tổng dư nợ của các chương trình liên tục tăng. Từ 23 tỷ đồng năm 2003, tính đến 31/12/2012, dư nợ đạt 180 tỷ đồng/11.280 hộ vay, dư nợ bình quân 15,9 triệu đồng/hộ, đạt 100% kế hoạch, tăng 159 tỷ đồng so với năm 2003; thu hồi được trên 4 tỷ nợ quá hạn, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng tín dụng giảm tỷ lệ nợ quá hạn năm 2003 là 24% nay còn 0,7%. Hàng năm, trên địa bàn thị xã Hương Trà có khoảng 5 nghìn lượt hộ nghèo và gia đình chính sách được vay vốn, số hộ thoát nghèo giảm từ 5 - 7% tính trên tổng số hộ được vay. Trong 11.280 hộ vay thì có 1.179 hộ đã thoát khỏi cảnh nghèo khó, có 554 hộ đã vươn lên làm giàu nhờ vốn vay ban đầu.
Với sự am hiểu chuyên môn và năng động, chị đã tổ chức thực hiện tốt các quy trình nghiệp vụ, nghiên cứu, cải tiến, đổi mới phong cách và lề lối làm việc trong tất cả các bộ phận. Giảm bớt các thủ tục giấy tờ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong công việc, phục vụ bà con một cách nhanh chóng, thuận tiện. Với phương châm “làm hết việc không làm hết ngày”, những ngày nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật, chị nhắc nhở, động viên anh chị em cố gắng đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn vay của các hộ nghèo, gia đình chính sách… nên được nhân dân tín nhiệm cao.
Ông Trương Công Lân - Giám đốc NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế nhận xét: “Chị Châu là người rất nhiệt tình, năng nổ, nghiệp vụ lại vững vàng, một cán bộ có tinh thần cầu tiến, có nhiều sáng kiên đưa hoạt động nghiệp vụ đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả”.
Với những đóng góp trên cho NHCSXH, nhiều năm liền chị Trần Thị Minh Châu đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 5 năm liền nhận Bằng khen “Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà” của Công đoàn NHCSXH, Bằng khen “Phụ nữ xuất sắc 5 năm tiêu biểu toàn quốc” của Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam và nhiều danh hiệu khác.
Quang Tám
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » UBND huyện Phú Lương tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH
- » Huyện Quế Võ tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH
- » Tổng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đạt gần 1.170 tỷ đồng
- » “Cú hích” cho vùng nghèo Triệu Phong
- » Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Bắc Kạn triển khai nhiệm vụ năm 2013
- » UBND quận Long Biên (Hà Nội) tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH
- » Hội nghị tổng kết 5 năm Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên sẽ được tổ chức vào cuối tháng 1/2013
- » Hội đồng quản trị NHCSXH họp phiên thường kỳ lần thứ 38
- » Thành phố Ninh Bình tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH
- » Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Hà Giang họp phiên thường kỳ