Quảng Nam: Tạo sức bền phát triển kinh tế

27/01/2020
(VBSP News) Từ một tỉnh khó khăn trước kia, nhưng Quảng Nam đã vươn lên là một trong 15 tỉnh có nguồn thu đóng góp cho Trung ương. Sức bật của một tỉnh đang trên đà CNH thấy rõ từ những đồi cát trắng hồi sinh với khu kinh tế Chu Lai đang thu hút nhiều doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia. Còn sức bền cho phát triển kinh tế tỉnh từ hạt nhân kinh tế nhỏ nhất hộ gia đình đặc biệt là người nghèo và đối tượng chính sách đang được kiến tạo và hỗ trợ bởi từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH tỉnh Quảng Nam 17 năm qua, đặc biệt từ khi có Chỉ thị số 40 năm 2014.
“Việc hỗ trợ các đối tượng chính sách sẽ giảm dần cho không chuyển sang cơ chế hỗ trợ vốn có thu lãi với lãi suất ưu đãi nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, thực hiện tốt chủ trương “cho cần câu, không cho xâu cá” nhằm thúc đẩy ý chí vươn lên của người dân”, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường nêu quan điểm

“Việc hỗ trợ các đối tượng chính sách sẽ giảm dần cho không chuyển sang cơ chế hỗ trợ vốn có thu lãi với lãi suất ưu đãi nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, thực hiện tốt chủ trương “cho cần câu, không cho xâu cá” nhằm thúc đẩy ý chí vươn lên của người dân”, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường nêu quan điểm

Bây giờ ông Nguyễn Văn Lượng được xem là nông dân tỷ phú với 10ha trồng Sâm Ngọc Linh, nhưng ít ai biết rằng hơn 10 năm về trước, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo của thôn 2 xã Ngọc Linh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh có độ cao hơn 2.000 mét, quanh năm sương  phủ,  gió lạnh, mồ côi cha  mẹ  từ  nhỏ, nên phải tự mình bươn chải, kiếm sống.  Năm  lên  15  tuổi ông đã  biết  đi  tìm  củ  sâm trong rừng về  bán    chọn giống sâm để trồng, song phải đến năm 2008, cuộc sống gia đình mới thực sự có bước ngoặt mới khi ông mạnh dạn vay vốn 25 triệu đồng từ NHCSXH huyện Nam Trà My đầu tư trồng sâm, sau 6 năm trồng và chăm sóc đến năm 2014 gia đình ông bán sâm và trả hết nợ cho ngân hàng, từ đó thoát được cái đói, cái nghèo. Tuy gia đình ông có cái ăn, cái mặc, con em được đi học nhưng nhìn lại thôn quê mình nơi có tới 99% hộ đồng bào dân tộc Ca  dong đời sống quá khó khăn, thiếu gạo vào những ngày giáp hạt, không biết sản xuất gì để thoát nghèo, ông lại trăn trở.

Lúc đó, tôi được biết Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi về vốn tín dụng, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển cây sâm Ngọc Linh nhưng người dân nơi đây chưa được tiếp cận nguồn vốn vay. Bản thân nhận thấy điều đó, năm 2016 tôi cùng với cán bộ NHCSXH huyện và Hội CCB xã đến tận thôn để họp dân tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi. Qua một ngày họp bàn, 32 hộ dân đã thống nhất thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Được bà con tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng, ông tiếp tục vay 50 triệu đồng để mở rộng đầu tư, khuyến khích bà con cùng vay vốn trồng sâm và thành lập nhóm hộ trồng sâm. Tạo điều kiện cho bà con có đủ điều kiện tiếp cận vốn, hướng dẫn bà con cách chăm sóc và căn dặn bà con không được phá rừng, hộ nào làm tốt cuối năm ông còn thưởng 200 cây sâm con giống. Số cây con được thưởng hiện nay đã lên đến 20 nghìn cây. Nhờ cách quản lý riêng này mà đến nay đã có 32 hộ dân trong tổ đã thoát nghèo bền vững, nhiều hộ có cái ăn, cái mặc, lại có tiền gửi tiết kiệm.

Ở xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tam Trà của huyện Núi Thành, nơi có dân tộc Kinh và Cor sinh sống. Trong đó, dân tộc Cor có 302 hộ, 1.164 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 37,25% tổng nhân khẩu toàn xã, nguồn vốn ưu đãi là kênh tín dụng đem lại hiệu quả thiết thực và góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, cải thiện đời sống cho bà con, giảm tỷ lệ hộ nghèo qua các năm, đóng góp tích cực trong xây dựng NTM trên địa bàn. Chỉ tính riêng giai đoạn 2014 - 2019 doanh số cho vay trên 37 tỷ đồng, với trên 1.200 lượt hộ vay vốn đã góp phần cùng địa phương thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo (tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 là 25,2% đến nay giảm còn 10,97%), tạo công ăn việc làm, nhiều con em gia đình đã có điều kiện đi học tại các trường cao đẳng, đại học, nhà nhà đều có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đồng vốn đã góp phần tăng thu nhập cho người dân và xây dựng NTM trên địa bàn xã. Theo đánh giá của NHCSXH huyện, chất lượng hoạt động tín dụng tại cấp xã, và chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn qua các năm luôn xếp loại tốt. Đặc biệt, mặc dù là xã miền núi, đời sống của nhân dân còn khó khăn nhưng từ năm 2014 đến nay không có nợ quá hạn.

Nhìn rộng ra toàn tỉnh Quảng Nam, đặc biệt từ sau thực hiện Chỉ thị số 40, UBND tỉnh, huyện đã bổ sung nguồn vốn từ ngân sách ủy thác cho NHCSXH cho vay số tiền 187,5 tỷ đồng, đưa tổng nguồn vốn ủy thác của địa phương sang NHCSXH trên địa bàn đến hết năm 2019 là 250,5 tỷ đồng, chiếm 5,3% tổng nguồn vốn tín dụng chính sách tại NHCSXH, trong đó ngân sách tỉnh là 210,4 tỷ đồng, ngân sách huyện 40,1 tỷ đồng. Đây là con số thể hiện sự quan tâm, ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Cùng với đó là các cơ chế chính sách riêng đặc thù của tỉnh ủy thác qua NHCSXH như cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, chính sách hỗ trợ người lao động tỉnh Quảng Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2019 - 2021.

Nguồn vốn này hòa cùng dòng vốn tín dụng từ NHCSXH đã hỗ trợ được 193.207 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, hơn 54 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo, tạo điều kiện cho 21.930 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, tạo việc làm cho 11.950 lao động từ Quỹ quốc gia về việc làm, 290 lao động đi XKLĐ có thời hạn ở nước ngoài, xây dựng, cải tạo 90.200 công trình cung cấp nước sạch và công trình vệ sinh; xây dựng 2.855 căn nhà ở cho hộ nghèo và đối tượng chính sách. Đặc biệt, nguồn vốn ưu đãi đã góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 12,1% năm 2014 xuống còn 7,5% vào cuối năm 2019, tỷ lệ hộ cận nghèo từ 9,15% năm 2014 xuống còn 3,32%, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Nam trong thời gian qua.

Những thành quả đạt được là nền tảng để Quảng Nam tiếp tục giương cao ngọn cờ thi đua triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 40 nhằm tối ưu hóa công cụ tài chính hữu hiệu trong thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo và xây dựng NTM trên địa bàn. Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường nhấn mạnh, tỉnh xác định nhiệm vụ chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch, hoạt động thường xuyên của các cấp ủy chính quyền địa phương và đặt ra các mục tiêu cụ thể cho từng đơn vị. Trong đó, tỉnh sẽ tập trung nâng cao trách nhiệm và chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo, quản lý, củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội tại địa phương. Tỉnh Quảng Nam cũng đặt ra yêu cầu tập trung các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách về một đầu mối, thống nhất giao cho NHCSXH quản lý, tiếp tục bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Bài và ảnh Trần Trang

Các tin bài khác