Hưng Yên: Tín dụng chính sách thúc đẩy kinh tế địa phương
Tạo nền tảng trong xây dựng NTM
280 hộ thoát nghèo, giảm 5,8%; 525 hộ thoát cận nghèo, giảm gần 11%; xã không còn hộ đói, không còn hộ không có nhà để ở; 100% hộ dân ổn định SXKD tại chỗ, không còn hiện tượng đất đai bỏ hoang hóa, Lãnh đạo xã Tân Tiến, huyện Văn Giang cảm kính về thành quả triển khai tín dụng chính sách xã hội tại xã nhà 5 năm qua. Con số đó càng có ý nghĩa với một xã có dân số lớn nhất huyện, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao thu nhập từ việc trồng lúa không đảm bảo sinh kế bền vững những năm trước. Chính bởi vậy, cấp ủy và chính quyền xã đã coi tín dụng chính sách xã hội là nguồn lực chính để cùng NHCSXH hướng nguồn vốn này đến với hộ gia đình nghèo và các đối trượng chính sách, giúp họ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, làm trang trại, gia trại kết hợp với chăn nuôi, trồng trọt. Nhờ vay vốn chính sách, trên địa bàn xã ngày càng xuất hiện nhiều mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, cây cảnh, cây công trình, điển hình như: Hộ gia đình anh Nguyễn Văn Tịnh ở thôn Hòa Bình Hạ vay 50 triệu đồng chương trình hộ nghèo của NHCSXH huyện đầu tư mô hình trồng cây ăn quả, cây công trình. Qua 4 năm chăm sóc, nay đã cho ra quả, hàng năm thu hoạch bán quả thu về hàng chục triệu đồng, cây công trình sắp cho thu hoạch hứa hẹn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, vừa rồi anh đã trả hết nợ 50 triệu đồng hộ nghèo. Hộ chị Nguyễn Thị Liên ở thôn Đa Phúc vay vốn trồng hơn 2 sào quất cảnh, hàng năm thu hoạch từ bán quất cảnh về cho gia đình trên 50 triệu đồng. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn rất nhiều hộ làm kinh tế giỏi nhờ nguồn vốn ưu đãi, giúp giá trị thu trên 1ha đất canh tác của xã đạt trên 202 triệu đồng năm 2018. Thu nhập bình quân đầu người đạt 47,5 triệu đồng. Trong đó số hộ nghèo là 113 hộ, chiếm 2,34%; hộ cận nghèo là 190 hộ, chiếm 3,93%.
Với những người dân huyện Phù Cừ, việc vay vốn chính sách trong 5 năm qua với việc có thêm 2 chương trình tín dụng mới, nâng tổng số chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn đến nay là 10 chương trình. 15.621 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH với tổng doanh số cho vay đạt 409.177 triệu đồng đã giúp 3.097 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; 1.268 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; 1.150 lao động được tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm; 35 lao động được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; góp phần xây dựng 14.780 công trình NS&VSMTNT; 53 căn nhà cho hộ nghèo; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 9,53% năm 2015 xuống còn 2,75% cuối năm 2018 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020; 13/13 xã đã đạt chuẩn NTM.
Để không ai bị bỏ lại phía sau
Với quan điểm nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội giờ không chỉ đặt trên vai Chính phủ mà đã có sự chủ động gánh vác của địa phương. Vì vậy, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40, nguồn vốn ủy thác của Hưng Yên tăng gần 42 tỷ đồng (tăng 150%), nâng tổng nguồn vốn ủy thác ngân sách địa phương, đến hết năm 2019 đạt trên 70 tỷ đồng. Chính quyền các cấp, các ngành cũng đã quan tâm hỗ trợ cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
Tính đến nay, tổng doanh số cho vay ở Hưng Yên đạt 4.043 tỷ đồng, với 185.066 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Tín dụng chính sách xã hội đã giúp cho 41 nghìn hộ thoát nghèo; giải quyết cho 10 nghìn lao động có việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và 220 lao động được vay vốn đi lao động ở nước ngoài để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống; 834 hộ nghèo và 197 hộ có thu nhập thấp được xây dựng nhà ở kiên cố; gần 36 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của tỉnh hết năm 2019 đạt 45 triệu đồng/người. Giá trị thu bình quân trên 1ha đất canh tác năm 2018 đạt 192 triệu đồng, tăng 1,28 lần so với năm 2015, dự kiến năm 2019 đạt 200 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, các cấp, các ngành của tỉnh Hưng Yên luôn ý thức con đường giảm nghèo bền vững không dễ dàng. Dù năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 2,55% tương ứng với 9.953 hộ, nhưng số hộ nghèo phát sinh tương đối lớn so với tổng số hộ thoát nghèo, nguy cơ tái nghèo còn cao nên nhu cầu về vay vốn SXKD, thoát nghèo bền vững ngày càng tăng.
Tỉnh ủy UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền và cơ quan, ban ngành phải đề ra nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện nghiêm túc, nhằm góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm, tỉnh, huyện, thị xã, thành phố bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay, triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đảm bảo theo hướng năm sau cao hơn năm trước.
Hưng Yên là tỉnh có chất lượng tín dụng tốt nhất toàn hệ thống, Lãnh đạo NHCSXH cho biết: “Sẽ xem xét cân đối nguồn vốn hàng năm cho tỉnh phù hợp để đảm bảo không có người nghèo, đối tượng chính sách đủ điều kiện vay vốn không được tiếp cận nguồn vốn vay”.
Bài và ảnh Hải Hưng
Các tin bài khác
- » Hải Dương: Động lực phát triển kinh tế bền vững
- » Hà Nội đi đầu từ cơ chế đặc thù riêng có
- » Xuân sớm xứ “Mường Trời”
- » Xuân về trên quê hương búp sen hồng
- » Xuân đến, tạo thuận lợi cho người nghèo
- » Tín dụng chính sách: Mắt xích quan trọng trong giảm nghèo
- » Hành trình kiến tạo giá trị mới
- » Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030: Sớm hành động để hiện thực hóa các mục tiêu
- » Gala Cặp lá yêu thương Tết Canh Tý - Con là nắng
- » Tín dụng chính sách xã hội tạo nguồn lực xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững