Nguồn vốn chính sách vẫn chảy trong mùa dịch Covid-19
Quế Phong là huyện còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên nhu cầu vay vốn chính sách của người dân rất lớn. NHCSXH huyện đã tích cực huy động nguồn vốn, chuyển tải kịp thời mọi đồng vốn đến tận nơi ở của hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Từ đầu năm 2021 đến nay, đơn vị đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp phòng chống dịch Covid-19 thiết thực như: thực hiện nghiêm quy định 5k do Bộ Y tế hướng dẫn tại trụ sở làm việc và các Điểm giao dịch xã. Tất cả các Điểm giao dịch xã của NHCSXH đã đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân vay vốn và các cán bộ tổ chức chính trị - xã hội, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn đến tham gia họp, giao dịch.
Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong Bùi Văn Hiền khẳng định: Tín dụng chính sách là một trong những cách làm phù hợp, hiệu quả được đồng bào các dân tộc và nhân dân trên địa bàn ủng hộ; đặc biệt trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, được sự hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền, NHCSXH huyện Quế Phong đã thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa phòng chống dịch an toàn, vừa đảm bảo tiến độ giải ngân nhanh gọn, kịp thời, khơi thông dòng vốn, tạo điều kiện giúp người nghèo và các đối tượng chính sách vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.
5 tháng đầu năm 2021, doanh số cho vay các chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Quế Phong đạt 75 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ đến nay đạt 399 tỷ đồng, tăng 26,5 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 7,2%. Chất lượng tín dụng cũng đảm bảo với số nợ quá hạn có chiều hướng giảm dần qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,14% tổng dư nợ.
Kể từ khi được tiếp cận thuận lợi nguồn vốn chính sách, nhiều hộ dân ở huyện Quế Phong có bước tiến mới trên con đường thoát nghèo, làm giàu chính đáng với đa dạng mô hình kinh tế như: Chăn nuôi bò sinh sản, trồng cây Chanh Leo tại xã Tri Lễ, trồng keo nguyên liệu tại xã Thông Thụ, chăn nuôi lợn nít, trồng cây Chè Hoa vàng tại xã Châu Kim…
Điển hình như gia đình chị Quang Thị Vân ở bản Mường Phú, xã Thông Thụ nhờ mạnh dạn vay vốn NHCSXH để đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo hướng VAC, ngoài ra, chị còn trồng thêm cây keo, xoan, lát. Đến nay, tổng đàn bò 16 con, hơn 20 con lợn bản, tổng thu nhập của gia đình chị đạt trên 80 triệu đồng/năm, cuộc sống gia đình thay đổi rõ rệt.
Với các giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc, quan tâm của cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, nguồn vốn tín dụng chính sách tiếp tục làm “điểm tựa” tiếp sức trong công cuộc giảm nghèo, góp phần thúc đẩy tiến trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc giảm giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới ở vùng núi cao Quế Phong.
Bài và ảnh Xuân Huy
Các tin bài khác
- » Hiệu quả tín dụng chính sách ở đất cam Cao Phong
- » Tiếp sức hỗ trợ người dân làm giàu
- » HƯỞNG ỨNG CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN LỄ BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM VÀ HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐẠI DƯƠNG THẾ GIỚI 2021: Tăng cường hợp tác quốc tế phát triển kinh tế biển bền vững
- » HƯỞNG ỨNG CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN LỄ BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM VÀ HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐẠI DƯƠNG THẾ GIỚI 2021: Tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên và xã hội
- » HƯỞNG ỨNG CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN LỄ BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM VÀ HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐẠI DƯƠNG THẾ GIỚI 2021: Phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong tình hình mới
- » HƯỞNG ỨNG CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN LỄ BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM VÀ HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐẠI DƯƠNG THẾ GIỚI 2021: Bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam và trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay
- » Tín dụng chính sách đồng hành xây dựng nông thôn mới
- » Phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ủy thác cho thanh niên
- » Hiệu quả từ nguồn vốn vay chính sách ở Quỳnh Lưu
- » Tiếp sức người dân vượt qua đại dịch