Hoạt động tín dụng chính sách xã hội là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giảm nghèo ở Kiên Giang
Qua 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân về thực hiện tín dụng chính sách được nâng lên, góp phần giúp gần 35 nghìn lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút tạo việc làm cho gần 10 nghìn lao đồng; giúp 44 lao động được vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; trên 18 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 177 nghìn công trình NS&VSMTNT, trên 4 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, hộ dân ngập lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long… vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách và mục tiêu nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra, tập trung phát triển nguồn nhân lực, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế địa phương.
Công tác phối hợp giữa NHCSXH tỉnh Kiên Giang và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, chất lượng ủy thác được nâng cao. UBND tỉnh, huyện, thành phố đã quan tâm hỗ trợ NHCSXH tỉnh về cơ sở vật chất, cân đối nguồn vốn uỷ thác sang NHCSXH tỉnh để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác trên địa bàn với số tiền hơn 141 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, để thực hiện tốt Chỉ thị số 40, đồng chí Đặng Tuyết Em, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần xác định hoạt động tín dụng chính sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên cần phải được thể hiện trong các chương trình, kế hoạch hành động của địa phương, đơn vị góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, đẩy lùi tín dụng đen; tích cực hơn trong việc huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm và giảm nghèo bền vững, nhân rộng cách làm hay, kinh nghiệm tốt của một số địa phương trong thời gian qua; quan tâm hơn nữa công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách; các địa phương cần phối hợp tốt hơn với NHCSXH tỉnh trong công tác điều tra, xác định đối tượng vay vốn, đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ với hoạt động cho vay vốn của NHCSXH, giúp người vay sử dụng vốn có hiệu quả, cải thiện đời sống, hoàn trả nợ ngân hàng đúng quy định. Chính quyền các cấp nghiên cứu, cân đối bố trí thêm ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH để thực hiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đồng thời nghiên cứu phối hợp lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động hỗ trợ công tác giảm nghèo, công tác khuyến nông với tín dụng chính sách đảm bảo phát huy hiệu quả các nguồn vốn vay.
Ủy ban MTTQ, các hội, đoàn thể phối hợp NHCSXH tỉnh trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách đến các tầng lớp nhân dân, nhất là đến các hộ nghèo, hộ đồng bào dân DTTS được biết và thực hiện; nâng cao hiệu quả giám sát toàn dân đối với công tác này; chú trọng công tác đào tạo tập huấn cho cán bộ các hội, đoàn thể tham gia quản lý vốn vay và làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn người dân sử dụng đồng vốn có hiệu quả.
Đối với NHCSXH tỉnh tiếp tục tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40, nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy hiệu quả hoạt động của các Điểm giao dịch xã và Tổ tiết kiệm và vay vốn, thực hiện công khai các chính sách tín dụng ưu đãi để các tầng lớp nhân dân biết thực hiện và giám sát thực hiện công việc này. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thực hiện huy động, quản lý vốn có hiệu quả, chú trọng chất lượng tín dụng; đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ viên chức, người lao động, nhất là các bộ làm công tác tín dụng chính sách tại các địa bàn khó khăn.
Các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của tín dụng chính sách trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương; tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của các đối tượng vay vốn; thường xuyên phối hợp NHCSXH tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền có trọng tâm trọng điểm, xây dựng chuyên trang chuyên mục để tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất…
Dịp này, có 05 tập thể và 14 cá nhân được UBND tỉnh tặng Bằng khen và 07 tập thể, 09 cá nhân được nhận Giấy khen của NHCSXH vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 40.
Tin và ảnh Thành Văn - CN tỉnh Kiên Giang
Các tin bài khác
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 3 - Kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 2 - Để cho những vườn nho trĩu quả (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 1 - Điểm tựa của đồng bào (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Tín dụng chính sách trở thành một động lực phát triển kinh tế tại Hải Dương
- » 100% hộ nghèo Hà Giang được tiếp cận tín dụng chính sách
- » Tín dụng chính sách tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tại Ninh Thuận
- » Sức lan tỏa của Chỉ thị “bốn mươi” trên vùng đất võ Bình Định
- » Chỉ thị số 40 yêu cầu các cấp, ngành và toàn xã hội cùng vào cuộc
- » Bình Định: Cộng hưởng từ một chính sách nhân văn
- » Chuyển biến trong nhận thức về tín dụng chính sách xã hội ở Đắk Nông