Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 3 - Kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
PV: Xin đồng chí cho biết tỉnh Ninh Thuận đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 như thế nào?
Trả lời: Thực hiện Chỉ thị số 40, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 67-CT/TU ngày 23/4/2015 để chỉ đạo triển khai thực hiện; theo đó các huyện, thành ủy trực thuộc đã ban hành kế hoạch, chương trình hành động triển khai thực hiện phù hợp với tình hình địa phương. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2360/KH-UBND ngày 09/6/2015 thực hiện Chỉ chị của Tỉnh uỷ; Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác tín dụng chính sách xã hội phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đạt ra.
Thời gian qua, mặc dù kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn nhưng HĐND, UBND tỉnh và các huyện, thành phố đã quan tâm dành một phần ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Trong năm 2018 và 3 tháng đầu năm 2019, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH tăng 12 tỷ đồng (trong đó, ngân sách tỉnh 9,4 tỷ đồng, các huyện thành thành phố 2,6 tỷ đồng), nâng tổng nguồn vốn ủy thác của địa phương hiện nay là 44,7 tỷ đồng, tăng 25 tỷ đồng so với trước khi thực hiện Chỉ thị số 40.
Qua thực hiện Chỉ thị số 40, các hội, đoàn thể nhận ủy thác tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc nhận ủy thác, thường xuyên quán triệt và triển khai kịp thời các văn bản của HĐQT, Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp trong công tác nâng cao chất lượng hoạt động nhận ủy thác, chất lượng tín dụng và chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của người vay. Các đồng chí Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn là thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện, thành phố đã xác định và đưa nhiệm vụ thực hiện tín dụng chính sách xã hội vào chương trình, kế hoạch thường xuyên của địa phương, từ đó những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đều được nắm bắt và triển khai kịp thời.
PV: Theo đồng chí trong thời gian tới cần phải làm gì để tiếp tục nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi?
Trả lời: Trong thời gian tới Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:
Một là, tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 67-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; thực hiện các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, nhất là những địa bàn có chất lượng tín dụng thấp; chỉ đạo quyết liệt và phấn đấu giảm nợ quá hạn theo mục tiêu đề ra; chỉ đạo thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện là Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện tốt vai trò trong việc quản lý, theo dõi và nâng cao chất lượng vốn tín dụng chính sách xã hội tại địa phương, thường xuyên rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nhằm đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội được kịp thời.
Hai là, chỉ đạo các hội, đoàn thể nhận ủy thác quán triệt đến tất cả các hội, đoàn thể nhận ủy thác các cấp thực hiện đầy đủ, có chất lượng những nội dung nhận uỷ thác cho vay; giao chỉ tiêu cụ thể cho cấp huyện, cấp xã và theo dõi đôn đốc thực hiện; tích cực và chủ động phối hợp trong công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, nhất là việc nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho hộ vay chấp hành tốt chính sách tín dụng ưu đãi; vận động hộ vay tham gia gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, phấn đấu số hộ vay tham gia đạt tỷ lệ từ 98% trở lên.
Ba là, chỉ đạo NHCSXH tỉnh phối hợp với các hội đoàn thể nhận ủy thác, UBND cấp xã rà soát hệ thống Tổ tiết kiệm và vay vốn, nhất là các Tổ trung bình và yếu để có giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động; kiên quyết thay thế Tổ trưởng thiếu nhiệt tình, trách nhiệm, không đủ uy tín, năng lực quản lý; thực hiện nghiêm túc việc họp bình xét cho vay, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng; cải tiến nâng cao chất lượng các cuộc họp giao ban theo định kỳ quy định; thực hiện kiểm tra, giám sát theo kế hoạch; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội…
PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Bài và ảnh Trần Ngọc Tú - Báo Tin tức
Các tin bài khác
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 2 - Để cho những vườn nho trĩu quả (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 1 - Điểm tựa của đồng bào (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Nguồn lực tiếp sức cho hộ nghèo vươn lên
- » THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
- » Đồng vốn nhỏ tiếp động lực lớn
- » Ấm no về với người dân vùng biển Ninh Hải
- » Tín dụng chính sách giúp cải thiện đời sống CCB Đắk Lắk
- » Hội CCB thực hiện tốt công tác ủy thác vốn tín dụng chính sách
- » Tọa đàm trực tuyến “Dân vận khéo trong công tác giảm nghèo”
- » Tín dụng chính sách tại Anh Sơn góp phần bảo đảm an sinh xã hội