Chiến lược phát triển NHCSXH bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Sóc Trăng
Tại buổi làm việc, Giám đốc NHCSXH tỉnh Sóc Trăng Trần Duy Đông cho biết, thực hiện Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020, đơn vị đã tập trung được các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt trên 3.699 tỷ đồng, tăng 175% so với năm 2010, trong đó vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt trên 69 tỷ đồng, tăng 154% so với năm 2010.
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt trên 3.678 tỷ đồng, tăng 1.795 tỷ đồng, tăng 175% so với năm 2010, với 152.265 hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ, bình quân dư nợ 24 triệu đồng/hộ. Giai đoạn 2011 - 2020, NHCSXH tỉnh đã giải ngân trên 6.345 tỷ đồng, vốn tín dụng chính sách đã giúp hơn 67.775 hộ nghèo, 49.185 hộ cận nghèo, 54.622 hộ mới thoát nghèo được vay vốn; giúp 25.896 học sinh sinh viên có hoàn khó khăn được tiếp cận vốn vay trang trải chi phí học tập; tạo việc làm cho hơn 21.567 người lao động, giúp cho hơn 328 lao động được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; xây dựng trên 94.006 công trình NS&VSMTNT; giúp trên 17.434 hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn để làm nhà ở, trên 35.500 hộ gia đình có nguồn vốn để SXKD…
Song song đó, NHCSXH tỉnh Sóc Trăng cũng làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương ủy thác nguồn vốn từ ngân sách địa phương để cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn; tăng cường huy động nguồn vốn trên địa bàn; thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn, duy trì ổn định Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Trần Lan Phương biểu dương NHCSXH tỉnh Sóc Trăng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020. Phó Tổng Giám đốc khẳng định, tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững của tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2015 là 17,89% đến năm 2019 giảm còn 4,91%; có 47 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong xây dựng Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2021 - 2030, đơn vị cần bám sát mục tiêu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội địa phương; tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW và giải ngân vốn kịp thời cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách; phải coi trọng các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách; tăng cường kiểm tra, giám sát; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền tín dụng chính sách xã hội, phát động phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Tin và ảnh Quang Bình
Các tin bài khác
- » Thường Xuân giảm nghèo bền vững từ vốn chính sách
- » Tín dụng chính sách cùng người nghèo Đà Bắc vượt khó
- » Đổi thay vùng ATK Sơn Dương
- » Hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách trong GQVL cho người lao động nông thôn
- » NHCSXH huyện Cái Nước tăng cường triển khai ứng dụng giáo dục tài chính
- » Trợ lực giúp nông dân Quảng Ngãi thoát nghèo
- » Từng bước thoát nghèo
- » Niềm vui bên những căn nhà mơ ước
- » NHCSXH triển khai ứng dụng giáo dục tài chính trên điện thoại cho khách hàng
- » Cù lao Long Hựu “thay áo mới”