Bắc Giang đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng chính sách xã hội
Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện, thành phố duy trì tốt quy chế hoạt động, tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn ngày càng phát triển, ổn định để giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn kịp thời, sử dụng vốn vay. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Giang duy trì, nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát tốt nợ đến hạn, nợ quá hạn; thực hiện tốt hoạt động tại điểm giao dịch xã để tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng thuận tiện.Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, đơn vị nhận ủy thác có biện pháp đôn đốc, xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ đi khỏi nơi cư trú, thu hồi lãi tồn đọng.
Các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh quan tâm kiểm tra, giám sát cấp cơ sở, Tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ vay vốn trong việc quản lý, sử dụng vốn vay nhằm xử lý kịp thời những tồn tại, hạn chế; bình xét cho vay đảm bảo đúng quy trình, đúng đối tượng, giải ngân kịp thời cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn đi vào nề nếp, bảo toàn nguồn vốn. Cùng với đó, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ổn định đời sống, khôi phục sản xuất kinh doanh…
Năm 2021, vốn tín dụng chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Doanh số cho vay của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Giang đạt 1.883 tỷ đồng, với 28.867 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Tổng dư nợ tín dụng đạt 5.390 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2020; trong đó, cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tăng 8,4%, có 107.490 hộ còn dư nợ, dư nợ bình quân 50,1 triệu đồng/hộ. Dư nợ phân theo các chương trình tín dụng như: hộ nghèo 899 tỷ đồng, hộ cận nghèo 916 tỷ đồng, hộ mới thoát nghèo 950 tỷ đồng, NS&VSMTNT 805 tỷ đồng, hộ SXKD vùng khó khăn tại vùng khó khăn 762 tỷ đồng, cho vay giải quyết việc làm 332 tỷ đồng, cho vay người sử dụng lao động 379 tỷ đồng và cho vay nhà ở xã hội 172,8 tỷ đồng…
Chi nhánh đã có các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn kịp thời cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, áp dụng biện pháp gia hạn nợ cho 2.324 lượt khách hàng vay với số tiền là 72,8 tỷ đồng, cho vay mới 21.537 lượt khách hàng vay với số tiền 930 tỷ đồng.
Trong năm 2021, nguồn vốn tín dụng xã hội đã phát huy hiệu quả đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giúp hơn 28,8 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phát triển sản xuất, chăn nuôi, tạo việc làm, duy trì việc làm, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Bài và ảnh Việt Hùng/TTXVN
Các tin bài khác
- » Cà Mau thực hiện tín dụng chính sách hiệu quả
- » Tín dụng chính sách trên cao nguyên Vân Hồ
- » Hỗ trợ người dân tiếp cận tín dụng an toàn
- » Nghệ An hỗ trợ kịp thời người dân từ các tỉnh phía Nam về địa phương
- » Kế hoạch thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về giảm nghèo bền vững
- » Tín dụng chính sách ở vùng lõi nghèo xứ Nghệ: Bài cuối - Tận tâm và tận lực
- » Tín dụng chính sách ở vùng lõi nghèo xứ Nghệ: Bài 2 - Nhân lên giá trị của vốn chính sách
- » Tín dụng chính sách ở vùng lõi nghèo xứ Nghệ: Bài 1 - Khởi sắc Tương Dương, Con Cuông
- » Về nơi khởi đầu con đường Hồ Chí Minh lịch sử
- » “Cú hích” lớn ở Phú Đô