Tín dụng chính sách tiếp nối những mùa xuân
Xác định công tác giải ngân vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ngay từ đầu năm 2023, NHCSXH huyện đã kịp thời tham mưu cho UBND huyện phân bổ các nguồn vốn vay để giải ngân cho các đối tượng thụ hưởng chính sách, nhằm giúp họ có điều kiện kịp thời để phát triển SXKD ngay đầu năm mới. Đến ngày 31/01/2023, tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH huyện Tháp Mười đạt hơn 388 tỷ đồng, đạt 99,8% kế hoạch giao, tăng 4.814 triệu đồng so với đầu năm (+1,26%), với 12.527 hộ còn dư nợ. Riêng trong tháng 1/2023, doanh số cho vay đạt hơn 9,8 tỷ đồng.
Hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tháp Mười đã được lan tỏa và phủ rộng đến 100% khóm, ấp thông qua mạng lưới 261 Tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc 4 tổ chức chính trị - xã hội quản lý. Từ nguồn vốn ưu đãi, người dân đã dần nhận thức, thay đổi tập quán trong tổ chức sản xuất, đầu tư hiệu quả, thực hành tiết kiệm để đầu tư mở rộng kinh doanh. Nguồn vốn tín dụng chính sách như “những cánh én” dệt nên mùa xuân mới, mang theo bao niềm hi vọng mới cho những hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ SXKD vùng khó khăn…
Giám đốc NHCSXH huyện Tháp Mười Nguyễn Văn Nam cho biết: Tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thời gian qua, đơn vị đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, NHCSXH Trung ương, chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Tháp cùng sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Nguồn vốn chính sách đến đúng các đối tượng thụ hưởng, một cách kịp thời, hiệu quả, minh bạch.
Thời gian tới, NHCSXH huyện Tháp Mười sẽ tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hoạt động ủy thác, hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tập trung tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, ngân sách địa phương và tích cực huy động các nguồn lực khác để cho vay, đảm bảo hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn phát triển kinh tế… Qua đó, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thoát nghèo bền vững tại địa phương.
Thùy Linh
Các tin bài khác
- » Vốn chính sách tiếp sức bà con ATK
- » Tín dụng chính sách giúp nâng cao đời sống đồng bào miền núi ở Nghệ An
- » Tín dụng chính sách, thấm đẫm tính nhân văn
- » Thúc đẩy các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển
- » Điểm tựa cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương
- » Nông dân huyện Lạc Thủy phát huy nguồn vốn chính sách
- » Vốn tín dụng chính sách góp nhành Xuân no ấm
- » Hiệu quả chương trình cho vay giải quyết việc làm
- » Bình Định phát huy hiệu quả vốn vay giải quyết việc làm
- » Hiệu quả đồng vốn ưu đãi nơi biên giới