Phát huy hiệu quả nguồn vốn ưu đãi để thoát nghèo
CCB Ksor Kia ở Tổ dân phố 7, phường Thắng Lợi, TP. Kon Tum là một tấm gương nổi bật trong phát triển mô hình sản xuất. Trở về địa phương sau những năm tháng tham gia quân ngũ, cuộc sống của gia đình ông hết sức khó khăn, thu nhập không đủ trang trải cho đời sống hàng ngày. Với bản chất của người lính không cam chịu trước đói nghèo, năm 2016, ông đã vay 30 triệu đồng chương trình cho vay hộ nghèo từ NHCSXH để phát triển chăn nuôi.
Có vốn trong tay, ông đã cải tạo đất đồi để trồng cà phê, tiêu kết hợp chăn nuôi thêm lợn, gà, Nhờ cần cù, chịu khó, đến nay, gia đình đã có 2ha cà phê, 1ha tiêu và hàng trăm con lợn, gà. Gia đình ông đã thoát khỏi khó khăn, có của ăn, của tích lũy.
Hay như CCB A Ù ở thôn Ling La, xã Đăk Pxy, huyện Đăk Hà. Năm 2012, ông vay vốn 30 triệu đồng hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn từ NHCSXH tỉnh để cải tạo và trồng 1ha cà phê. Cùng với việc tái canh diện tích cà phê già cỗi, gia đình ông đã trồng xen canh sầu riêng, bơ, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đến năm 2016, gia đình trả hết nợ và vay thêm 50 triệu đồng chương trình cho vay giải quyết việc làm để trồng thêm 2ha cây cà phê. Sau khi trừ chi phí, thu nhập gia đình ông đạt 40 triệu đồng/năm.
Chủ tịch Hội CCB tỉnh Kon Tum Võ Thanh Chín chia sẻ, để giúp các hội viên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, Hội CCB đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều lớp tập huấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, học tập các mô hình phát triển kinh tế. Đến hết tháng 6/2019, toàn tỉnh đã có trên 1.460 hội viên thoát nghèo (giảm 80% so với năm 2015).
Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Kon Tum Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, tính đến hết tháng 6/2019, Hội CCB tỉnh có 10 đơn vị cấp huyện, 70 đơn vị cấp xã đang nhận ủy thác vay vốn do hội quản lý, với 489 Tổ tiết kiệm và vay vốn; trong đó có 7.552 hộ gia đình vay vốn. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng của NHCSXH tỉnh đạt trên 291,6 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0,34%; trong đó cho vay hộ nghèo 74,6 tỷ đồng, hộ cận nghèo 37,6 tỷ đồng, hộ mới thoát nghèo 37,9 tỷ đồng, vay NS&VSMTNT 36,4 tỷ đồng, hộ gia đình SXKD vùng khó khăn 64,8 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, hội CCB tỉnh chú trọng thực hiện triển khai vận động các hội viên hình thành thói quen tiết kiệm chi tiêu, tích lũy hằng tháng gửi tiết kiệm tại NHCSXH, thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn để tạo nguồn tích lũy khi gặp khó khăn và trả nợ, trả lãi ngân hàng khi đến hạn. Đến nay, toàn tỉnh có 100% Tổ tiết kiệm và vay vốn, trên 7.500 hộ hộ vay tham gia gửi tiền tiết kiệm, với số dư 17,5 tỷ đồng.
Bài và ảnh Mai Hương
Các tin bài khác
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 3 - Kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 2 - Để cho những vườn nho trĩu quả (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 1 - Điểm tựa của đồng bào (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chuyện giảm nghèo trên vùng đất của sâm
- » Thoát nghèo nhờ vốn vay tín dụng
- » Nghiệm thu đề tài “Xây dựng phần mềm Quản lý hành chính tại NHCSXH”
- » Tín dụng chính sách thực sự là chính sách ưu việt giúp nhiều hộ nghèo nói chung và các hội viên Hội Nông dân nói riêng có cơ hội thoát nghèo bền vững
- » Dấu ấn tín dụng chính sách rõ hơn bao giờ hết
- » Ninh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách
- » Giúp người nghèo ổn định cuộc sống