Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Theo đó, để hoạt động tín dụng chính sách xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới nâng cao hơn nữa chất lượng, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và tạo điều kiện hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách vươn lên thoát nghèo bền vững, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành, tỉnh, thành, các tổ chức chính trị - xã hội và NHCSXH tập trung tăng cường công tác thông tin, truyền thông để nâng cao nhận thức về các chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng ưu đãi, ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Trong đó NHCSXH là công cụ của Đảng và Nhà nước để triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, là ngân hàng của dân, do dân và vì dân.
Phấn đấu trong phạm vi từ 3 đến 5 năm tới đảm bảo các đối tượng chính sách đủ điều kiện và có nhu cầu đều được vay vốn tín dụng ưu đãi, góp phần đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ tín dụng phi chính thức, tín dụng đen, nhất là ở khu vực nông thôn, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và môi trường ổn định cho phát triển kinh tế.
Phấn đấu tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách phù hợp với mức tăng dư nợ chung của nền kinh tế, khả năng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, khả năng tự huy động vốn của NHCSXH.
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu NHCSXH tiếp tục tập trung nhân lực, chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình thực hiện; NHCSXH tập trung cho vay một số chương trình, đối tượng trọng tâm, trọng điểm, như cho vay giải quyết việc làm, cho vay phát triển SXKD.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng, nâng mức cho vay bình quân dần tới mức tối đa, nhất là đối với các đối tượng nghèo, cận nghèo; phấn đấu trong thời gian tới đảm bảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong vùng có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn các chương trình tín dụng chính sách; phối hợp với chính quyền địa phương nghiên cứu, kịp thời đề xuất, kiến nghị điều chỉnh các cơ chế, chính sách tín dụng để phát huy hiệu quả nguồn vốn và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung của Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Hàng năm, các tỉnh, thành phố có trách nhiệm dành một tỉ lệ nhất định từ ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH để ủy thác nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2020, số dư nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng tối thiểu 100% so với thời điểm hiện nay (Riêng đối với các tỉnh, thành phố có số dư nguồn vốn ủy thác hiện nay ở mức dưới 100 tỷ đồng thì phải tăng thêm ít nhất 100 tỷ đồng).
Tăng cường chỉ đạo điều tra, rà soát, thống kê xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo điều kiện cho các đối tượng này được tiếp cận kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách; thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, từ đó nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn giảm nghèo, tạo việc làm.
Với mạng lưới gần 39.600 Tổ Tiết kiệm và vay vốn ở tất cả các ấp, phum, sóc, tổ dân phố; 1.581 Điểm giao dịch xã, trong 05 năm qua (2012 - 2016), các chi nhánh NHCSXH vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển tải gần 33.400 tỷ đồng của 17 chương trình tín dụng chính sách cho hơn 2,3 triệu lượt người nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp gần 386 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho trên 147 nghìn lao động; giúp trên 184 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 1 triệu công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; trên 36 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách,…
Hoạt động tín dụng chính sách xã hội trong những năm qua có tác động to lớn, đem lại sự ổn định cho nông thôn, nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có tác động mạnh mẽ vào chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới của vùng; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2012 - 2016 trong vùng từ 10% (năm 2012) xuống còn 8,46% (năm 2016) theo tiêu chí nghèo đa chiều; đồng thời hạn chế, đẩy lùi tín dụng đen ở khu vực nông thôn, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế ở nông thôn.
PV
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Đoàn cán bộ cấp cao ASDP - Nepal làm việc tại VBSP
- » Thiết thực tri ân Người có công với Cách mạng
- » Đảng bộ NHCSXH TW tham dự Hội nghị trực tuyến học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII
- » Tháng 7 thắp lửa tri ân
- » NHCSXH tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ
- » Tri ân các Anh hùng Liệt sỹ trên đất lửa Quảng Trị
- » Bế giảng lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo và quy hoạch lãnh đạo chi nhánh cấp tỉnh
- » Tín dụng chính sách giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống
- » Hội nghị đối thoại định kỳ tại nơi làm việc Quý II/2017
- » Thông báo tuyển dụng