Hoài Ân phát triển nghề dâu tằm
Người dân ví huyện Hoài Ân như “cái nôi” của nghề trồng dâu, nuôi tằm. Bởi lẽ vùng quê này có 2 con sông lớn chạy qua, đó là sông Kim Sơn và sông An Lão, với hàng nghìn ha đất bãi bồi mầu mỡ.
Theo nhiều lão nông, xưa kia nghề này của người dân Hoài Ân rất thịnh vượng, sản xuất khép kín cả 4 công đoạn: Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Sau ngày giải phóng miền Nam, nghề trồng dâu, nuôi tằm tồn tại ở Hoài Ân như một nghề mũi nhọn, với HTX dâu tằm tơ có hàng trăm lao động tay nghề cao làm việc thường xuyên. Ông Bùi Long Quỹ ở thôn Hội Trung, xã Ân Hảo Đông, cho hay: “Sau khi tham gia dự án đầu tư sản xuất dâu tằm theo hướng tập trung, gia đình tôi đã được vay 20 triệu đồng vốn giải quyết việc làm để thuê đất ven sông, trồng dâu và làm lán trại nuôi 14 lứa tằm mỗi năm. Sau khi trừ chi phí mua giống, nguyên liệu, kể cả tiền thuê nhân công hái dâu, mỗi tháng còn thu hơn 6 triệu đồng tiền lãi. Tôi còn sử dụng vốn vay ưu đãi mua giống bắp lai trồng xen vào ruộng dâu nữa, vì vậy mùa thu hoạch đã cho gia đình thêm khoản thu 2 - 3 chục triệu đồng nữa”.
Tương tự, chị Phan Thị Ngọc ở cùng thôn với ông Quỹ, đã sử dụng vốn vay của NHCSXH thâm canh 5 sào dâu, nuôi 2 hộp trứng kén, gối đầu mỗi tháng, chị Ngọc nuôi được 3 lứa. Nhờ giá kén tăng, gia đình chị thu lãi 4 - 5 triệu đồng/tháng, vừa thoát nghèo, vừa xây được nhà 3 gian vững chắc.
Theo ông Đặng Thành Giao - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ân Hảo Đông, qua thống kê sơ bộ, đến thời điểm hiện nay toàn xã có trên 200ha dâu với khoảng 180 hộ trực tiếp nuôi tằm, trong đó: hơn một nửa số hộ được vay vốn ưu đãi thuận lợi và đầu tư vốn vay vào việc khôi phục, phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm. Thu nhập của những hộ làm nghề truyền thống này cao gấp 5, 6 lần so với nông dân trồng các loại cây trồng khác.
Ông Nguyễn Duy Nghĩa - Chủ tịch UBND xã Ân Hảo Đông khẳng định: “Hiện nay, xã đã triển khai dự án đầu tư cải tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả cây dâu tằm qua các mô hình nuôi tằm, trồng dâu tập trung. Sắp tới, sẽ xóa bỏ toàn bộ cây dâu cũ kém hiệu quả, đưa giống dâu F1 của Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương về trồng để tăng sản lượng lá dâu. Cùng với đó, sẽ tăng cường phối hợp với NHCSXH, và trung tâm khuyến nông của huyện để lồng ghép việc sử dụng vốn vay ưu đãi, kết hợp đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư số diện tích cây dâu hiện có và nâng diện tích lên 350ha từ nay đến năm 2015.
Bài và ảnh Đức Thọ
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Sức bật trong xây dựng Nông thôn mới ở Nga Thái
- » Nghị lực thoát nghèo của nông dân Nguyễn Văn Dần
- » Giúp nông dân giảm nghèo bền vững
- » Giảm lãi suất và đẩy mạnh cho vay
- » "Điểm tựa" của người nghèo và các đối tượng chính sách
- » Giúp hội viên phụ nữ nghèo phát triển kinh tế
- » Để vốn vay giải quyết việc làm phát huy hiệu quả
- » Hiệu quả từ công tác lồng ghép vốn và dự án
- » Hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Châu Bí
- » Vốn tín dụng ưu đãi ở Đồng Nai: “Cần câu” của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác