“Điểm tựa” của người nghèo và các đối tượng chính sách
Thời gian qua, để từng bước nâng cao năng lực hoạt động của các tổ, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể tăng cường rà soát, sắp xếp, kiện toàn các Tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua công tác rà soát, đối với các tổ hoạt động yếu kém do chưa hiểu biết nghiệp vụ, thì đơn vị tiến hành tổ chức tập huấn cho các Tổ trưởng về cách quản lý nguồn vốn, lập sổ sách.
Riêng những tổ hoạt động yếu kém do Tổ trưởng không có tâm huyết, thiếu trách nhiệm, hoặc không có thời gian, ngân hàng phân tích rõ, đánh giá cụ thể từng người xem có đáp ứng yêu cầu công việc hay không, từ đó, làm cơ sở để quyết định thay thế Tổ trưởng. Còn đối với những Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động hiệu quả, hằng năm, đơn vị tổ chức khen thưởng và lấy đó làm mô hình điểm để các tổ khác học hỏi theo. Ngân hàng còn chú trọng thực hiện kiểm tra về công tác điều hành của Ban giảm nghèo, nhằm hạn chế tình trạng làm sai thủ tục, sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích…
Bên cạnh công tác chuyên môn, việc tuyên truyền những chủ trương, chính sách mới của ngân hàng thông qua các buổi giao dịch, nhằm giúp các thành viên trong tổ nắm bắt kịp thời cũng luôn được chú trọng. Thông qua hình thức này, các Tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở đã phát huy hiệu quả vai trò nhận ủy thác, góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền và quản lý vốn tại từng địa bàn.
Ðiển hình như Tổ tiết kiệm và vay vốn tổ dân phố 5, thị trấn Ðức An, luôn là “điểm tựa” của người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Tổ trưởng Nguyễn Văn Dương khẳng định: “Được ngân hàng tổ chức tập huấn thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như tuyên truyền cụ thể từng chương trình tín dụng, những năm qua, Tổ tiết kiệm và vay vốn luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Hiện tại, có 51/51 thành viên trong tổ đã tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi và sử dụng đúng mục đích, góp phần lớn trong công tác xóa nghèo tại địa phương”.
Ông Phạm Văn Cư, thành viên vay vốn phấn khởi nói: “Ðược tiếp cận nguồn vốn vay, bước đầu, gia đình tôi đã vượt qua những khó khăn trước mắt. Từ khi vay vốn đến khi được giải ngân, hầu hết các thủ tục vay vốn đều được tổ hướng dẫn cụ thể, chi tiết nên gia đình không gặp vướng mắc gì”.
Cũng theo ông Nguyễn Anh Ðức, hệ thống Tổ tiết kiệm và vay vốn thực sự là “cánh tay nối dài”, giúp ngân hàng rất nhiều trong việc theo dõi sử dụng vốn, đôn đốc thu nợ, thu lãi… trong quá trình thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Bằng việc luôn quan tâm đến củng cố, kiện toàn tổ chức mà hầu hết các Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn huyện đều phát huy hiệu quả hoạt động.
Hiện tại, chỉ có 6/186 Tổ tiết kiệm và vay vốn (chiếm 3%) hoạt động chưa hiệu quả. Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tích cực, giám sát thường xuyên tại các Điểm giao dịch ở địa phương, nhằm đánh giá chặt chẽ quá trình thực hiện thu lãi, huy động tiết kiệm, xử lý nợ quá hạn. Qua đó, những Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động tốt sẽ được ngân hàng tuyên dương kịp thời, cũng như có biện pháp điều chỉnh thật kịp thời đối với những tổ yếu kém.
Nguyễn Lương
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Giúp hội viên phụ nữ nghèo phát triển kinh tế
- » Để vốn vay giải quyết việc làm phát huy hiệu quả
- » Hiệu quả từ công tác lồng ghép vốn và dự án
- » Hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Châu Bí
- » Vốn tín dụng ưu đãi ở Đồng Nai: “Cần câu” của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
- » Hàng nghìn hộ nghèo ở huyện Thường Xuân được vay vốn
- » Tăng cường cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn
- » Tam Phước hoàn thành 18 tiêu chí nông thôn mới
- » Đưa nước sạch về Ma Da Guôi
- » VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI HSSV TRONG NĂM HỌC MỚI Ở HÀ TĨNH: Đủ nhu cầu, tạo thuận lợi tối đa cho người vay