Tăng cường cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn
Phóng viên: Tỉnh Đồng Nai không có hộ cận nghèo nên một số địa phương đang lúng túng khi xác định đối tượng này để cho vay vốn. Xin ông cho biết, cách xác định hộ cận nghèo như thế nào cho đúng?
Trả lời: Đúng là hiện nay, nhiều địa phương triển khai chương trình cho vay hộ cận nghèo còn chậm, do hiểu không đúng nên gặp lúng túng khi xác định đối tượng để cho vay vốn. Thực tế, chuẩn nghèo của Đồng Nai cao hơn chuẩn nghèo chung của cả nước nên ở Đồng Nai không có hộ cận nghèo. Vì vậy, hiện tại vẫn dựa vào chuẩn nghèo của tỉnh để làm căn cứ cho vay vốn đối với hộ cận nghèo. Cụ thể, hộ nghèo ở nông thôn có thu nhập 650.000 đồng/người/tháng, ở thành thị là 850.000 đồng/người/tháng.
Phóng viên: Hiện nay, số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đang giảm mạnh và đều được cho vay vốn. Hộ cận nghèo ở Đồng Nai lại không có. Còn số hộ khó khăn có rất nhiều nhưng không đủ điều kiện để vay vốn theo quy định. Vậy có cách nào để họ tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng không, thưa ông?
Trả lời: Chính vì lý do này, vừa qua NHCSXH tỉnh đã yêu cầu các Phòng giao dịch trực thuộc tập trung rà soát, bổ sung danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để tăng cường cho các đối tượng này vay vốn. Bên cạnh việc cho các hộ nghèo đúng chuẩn vay vốn theo quy định, ngân hàng còn giải quyết cho các hộ khó khăn, chưa thuộc diện hộ nghèo, nhưng thu nhập hiện tại ở mức hộ nghèo được vay vốn làm ăn. Chỉ từ đầu tháng 8 đến nay, đã cho gần 5 nghìn hộ vay mới trên 79 tỷ đồng. Hiện tại, chương trình này vẫn được triển khai ở các địa bàn trong tỉnh.
Phóng viên: Như vậy, muốn vay được tiền từ chương trình cho vay hộ nghèo cũng phải dựa vào chuẩn nghèo của tỉnh. Có ý kiến cho rằng, chuẩn nghèo hiện nay chưa phù hợp, do mức sống ngày càng tăng, nếu không nâng chuẩn nghèo lên thì người nghèo sẽ khó tiếp cận được nguồn vốn vay, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Trả lời: Đúng là số hộ nghèo của tỉnh Đồng Nai đã giảm mạnh, do đó đối tượng được cho vay cũng không nhiều. Muốn giải quyết vấn đề này phải nâng chuẩn nghèo lên cho phù hợp với mức sống, thu nhập của đối tượng nghèo, khó khăn. Chính vì vậy, trong thời gian chờ nâng chuẩn nghèo, NHCSXH tỉnh yêu cầu các Phòng giao dịch thường xuyên cập nhật, rà soát danh sách các đối tượng khó khăn, chưa thuộc diện hộ nghèo vào để giải quyết cho vay kịp thời, đảm bảo quyền lợi của người dân.
Phóng viên: Ngoài chương trình cho vay hộ nghèo, còn có chương trình cho vay nào để giải quyết khó khăn hay không, thưa ông?
Trả lời: Ngoài chương trình cho vay hộ nghèo còn có một số chương trình khác, như: cho vay HSSV nghèo có hoàn cảnh khó khăn; giải quyết việc làm; hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn; nước sạch và vệ sinh môi trường; cho vay hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn…
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!
Ngọc Thư
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tam Phước hoàn thành 18 tiêu chí nông thôn mới
- » Đưa nước sạch về Ma Da Guôi
- » VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI HSSV TRONG NĂM HỌC MỚI Ở HÀ TĨNH: Đủ nhu cầu, tạo thuận lợi tối đa cho người vay
- » Khi đồng vốn ưu đãi xóa nghèo hiệu quả
- » Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thị Xuân Thu - Ủy viên HĐQT NHCSXH làm việc tại tỉnh Nam Định
- » Giúp hội viên nâng cao cuộc sống
- » Nông dân Kỳ Anh làm giàu từ vốn vay ưu đãi
- » Khi nông dân có vốn trong tay
- » Hiệu quả từ chương trình chòi tránh lũ cho hộ nghèo ở Thanh Hóa
- » Huy động tiền gửi tiết kiệm ở Bình Phước: THÀNH CÔNG BƯỚC ĐẦU