Đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Việt Bắc sử dụng hiệu quả vốn chính sách
Tính đến nay, tổng dư nợ 9 chương trình tín dụng ưu đãi được đơn vị thực hiện đạt trên 150 tỷ đồng với 3.785 hộ còn dư nợ, đạt gần 80% số hộ dân tộc thiểu số được sử dụng vốn vay ưu đãi, bình quân mức vay đạt gần 17,5 triệu đồng/hộ. Trong đó cho vay hộ nghèo là 40 tỷ đồng, cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn hơn 20 tỷ đồng (quy số tròn) đặc biệt có 212 thôn, bản trong huyện được thụ hưởng nguồn vốn bổ sung của Chương trình 30a về giảm nghèo nhanh và bền vững và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, không tính lãi, sau đó điều chỉnh thành lãi suất 0,1%, với số tiền là 30 tỷ đồng.
Từ các nguồn vốn ưu đãi, đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Hà Quảng đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Điển hình như gia đình anh Lý Văn Nhanh người Mông ở xóm Lũng Hài, xã Hạ Thôn được vay 30 triệu đồng, anh đã mạnh dạn mua 1 cặp bò sinh sản về nuôi. Sau 1 thời gian, nhờ siêng năng chăm sóc và phòng trừ bệnh đúng cách nên 2 con bò đã đẻ ra 2 con bê khoẻ mạnh. Vui mừng với thành quả bước đầu, anh Nhanh bàn với vợ con quyết tâm xây dựng chuồng trại chắc chắn, nuôi thêm bò theo mô hình gia trại. Cùng với đó, với 5 triệu đồng vay không phải trả lãi dành cho hộ dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, gia đình anh trồng được 8 sào ngô giống mới và 3 sào thuốc lá sợi vàng. Nhà anh Nhanh bây giờ đã có ti vi, xe máy, máy bơm nước và dành dụm cho con về Thái Nguyên theo học Đại học Nông nghiệp. Cũng như anh Lý Văn Nhanh, hộ chị Đoàn Thị Mùa, dân tộc Nùng trên rẻo cao xã Kéo Yên, huyện Hà Quảng, đã sử dụng vốn vay của chương trình hộ nghèo, cùng với 5 triệu đồng không tính lãi theo Quyết định 32 của Thủ tướng Chính phủ để nuôi bò, dê, mang lại thu nhập hàng năm hơn 60 triệu đồng. Hiện gia đình chị Mùa đã thoát nghèo và trả hết nợ vay cho ngân hàng đúng kỳ hạn. Công tác tín dụng chính sách nơi vùng cao biên giới Hà Quảng đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế, làm quen với kinh tế thị trường, với hoạt động tín dụng ngân hàng có vay, có trả; từng bước cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống, NHCSXH huyện phối hợp chặt chẽ với chính quyền, tổ chức hội, đoàn thể các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát đôn đốc tổ viên ở các Tổ tiết kiệm và vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, nộp lãi đúng kỳ hạn theo cam kết. Việc sử dụng các nguồn vốn đã mang lại kết quả, nhiều hộ dân tận dụng tốt vốn vay đầu tư chăn nuôi, trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Hiệu quả của chương trình cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn tại huyện Hà Quảng không chỉ dừng lại ở mặt kinh tế mà còn tác động đến nhận thức của bà con. Đời sống tinh thần và vật chất của người Mông, Dao, Tày, Nùng… nơi rẻo cao Việt Bắc đang “thay da, đổi thịt” từng ngày, bà con đã yên tâm xây dựng cuộc sống no đủ; thanh bình.
Bài và ảnh Trần Việt
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Đồng vốn trợ lực vượt ngưỡng nghèo
- » Hộ nghèo ở Phú Yên được vay vốn xây nhà phòng, tránh bão, lụt
- » Huyện Ba Bể hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách
- » Khi Nghị quyết đi vào cuộc sống
- » Thái Bình thực hiện giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới
- » Vay vốn được “khuyến mãi” kiến thức
- » Về nơi “rốn nghèo” tỉnh Điện Biên
- » Giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi Quảng Ngãi
- » Khi người nghèo có vốn ưu đãi
- » Điểm tựa cho bà con Khmer nghèo