Bạc Liêu nâng chất tín dụng ưu đãi
Đồng vốn giúp đổi đời
Theo báo cáo về hoạt động ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội từ NHCSXH tỉnh Bạc Liêu, trong 8 tháng đầu năm 2012, tổng dư nợ cho vay ủy thác toàn tỉnh là 974 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,6% tổng dư nợ của ngân hàng, với 2.049 Tổ TK&VV, 82.064 hộ dư nợ. Trong đó, dư nợ qua Tổ TK&VV Hội ND trên 295 tỷ đồng, chiếm 30,3% tổng dư nợ. Nợ quá hạn tính đến hết tháng 8, của ngân hàng trên 101 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 10,4% tổng dư nợ), so với đầu năm tăng 78 tỷ đồng (giảm 2,7 tỷ đồng so với cuối tháng 7).
Vợ chồng chị Phan Thị Ánh - Nguyễn Văn Sĩ ở xã Phong Thạnh Đông, huyện Giá Rai, thổ lộ: “Nhà nghèo, không vốn liếng làm ăn, nhờ được NHCSXH cho vay 9 triệu đồng, tôi mua cá biển về phơi khô và đi thu mua phế liệu về bán. Gia đình tôi nay đã ra khỏi danh sách hộ nghèo rồi. Không những thế, tôi có điều kiện nuôi các con ăn học”. Vợ chồng chị Ánh chỉ là một trong số hàng chục ngàn hộ ở Bạc Liêu sử dụng vốn vay đúng mục đích, giờ đây cuộc sống đang từng bước ổn định.
Giám sát sử dụng vốn
Theo đánh giá của ông Hoàng Xuân Trường - Giám đốc NHCSXH tỉnh Bạc Liêu, nhìn chung các hội, đoàn thể nhận ủy thác với ngân hàng đều quan tâm chỉ đạo thực hiện Đề án “Củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách”. Các hội, đoàn thể, trong đó có Hội ND đã đưa kế hoạch thực hiện đề án vào Nghị quyết của Ban Thường vụ Hội ND cấp tỉnh. Đồng thời, phát động thi đua thực hiện các chỉ tiêu của đề án như củng cố Tổ TK&VV yếu kém, thu nợ quá hạn, xử lý thu hồi nợ xâm tiêu chiếm dụng…
Tính đến hết tháng 8, Ban đại diện tỉnh, huyện đã thực hiện kiểm tra, giám sát được 17 lượt huyện, thành phố; 82 Điểm giao dịch; 102 lượt xã, phường; 250 Tổ TK&VV và một số hộ vay.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Phó giám đốc NHCSXH tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Để nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ tín dụng, chúng tôi thường xuyên tham mưu cho chính quyền các cấp xây dựng và phân bổ vốn đúng với chủ trương của địa phương, đúng địa bàn cần vốn để SXKD. Rà soát lại toàn bộ các hợp đồng nhận vốn với địa phương. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng dự báo nợ đến hạn phát sinh thông báo cho tổ chức hội, các Tổ trưởng trước 3 tháng tại các buổi giao ban để có giải pháp xử lý”.
Theo ông Nguyễn Văn Vũ - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Bạc Liêu: “Do chủ động trong việc xác định xây dựng các mô hình, tổ hợp tác triển khai rộng rãi xuống dân nên thời gian qua chất lượng nguồn vốn vay làm ăn từ các dự án đem lại hiệu quả hết sức thiết thực”.
Vũ Khánh
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » VBSP LÀO CAI: Cùng người dân nuôi cái chữ vùng cao, san sẻ gánh nặng cho các gia đình nghèo
- » NHCSXH tổ chức khóa đào tạo tiểu giáo viên dự án hiện đại hóa tin học
- » Bổ sung vốn cho NHCSXH cho vay HSSV
- » Tổng giám đốc NHCSXH làm việc tại tỉnh Bắc Ninh
- » Giỏi việc tổ, đảm việc nhà
- » THANH HÓA: Khốn khó cảnh 3 tân sinh viên nghèo sau lũ
- » Xóa nghèo vùng ven đô
- » Gian nan đường đến trường của nữ sinh đỗ Đại học Luật
- » ĐẢM BẢO ĐỦ VỐN CHO CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG HSSV: Tìm nguồn vốn ổn định (bài cuối)
- » ĐẢM BẢO ĐỦ VỐN CHO CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG HSSV: Khi địa phương là "cầu nối" (bài 2)