Phú Tân làm giàu từ cánh đồng mẫu
Ông Lâm Văn Hiệp - Bí thư Đảng bộ xã Phú Tân nhận xét: “Góp sức cùng các chương trình, dự án quốc gia, NHCSXH huyện Châu Thành đã giúp đỡ cho hàng nghìn hộ dân, trong đó 2/3 là đồng bào Khmer nghèo vay gần 19 tỷ đồng với 6 chương trình tín dụng ưu đãi, mà trong đó, nhiều nhất là số vốn hỗ trợ kịp thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình cánh đồng mẫu, đưa giống dưa không hạt, hành tím xuống chân ruộng nhiễm chua phèn nặng, phát triển đàn bò laisind”.
Chúng tôi đã cùng ông Bí thư Đảng bộ xã đến ấp Phước An thăm quan hình thức tổ chức sản xuất của mô hình cánh đồng mẫu. Tại đây có 87 hộ người Khmer vay vốn ưu đãi, bình quân mỗi hộ vay 25 triệu đồng (có hộ vay đến 30 triệu đồng do nhu cầu sử vốn) đầu tư mua giống mới, vật tư, sản xuất với diện tích 183ha lúa cao sản. Từ cánh đồng này đã triển khai mở rộng ra các ấp Phước Hòa với diện tích 120ha của 94 hộ và ấp Phước Thuận với diện tích 100ha gồm 67 hộ sử dụng vốn vay ưu đãi tham gia. Hiện nay, cánh đồng mẫu của xã Phú Tân nhờ được hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi kịp thời đã xây dựng được gần 400ha. Ngoài ra, Trung tâm khuyến nông và NHCSXH còn trực tiếp giúp đỡ một chương trình nhân giống cao sản tại 4 ấp với quy mô 100ha của 100 hộ người Khmer nghèo trong xã Phú Tân. Dự kiến cuối năm nay, cánh đồng mẫu của xã sẽ có được trên 500ha, trở thành đòn bẩy giúp bà con nông dân Khmer tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững.
Cánh đồng mẫu lớn ở Phú Tân, đã xuất hiện những nông dân dân tộc Khmer làm lúa có tiếng, như anh Thạch Thuần, Kim Xai Huy, chị Kim Thị Muôn… Anh Kim Xai Huy, hiện là Tổ trưởng TK&VV khi tiếp xúc với chúng tôi, kể rằng: Tổ của anh sử dụng vốn vay xây dựng cánh đồng mẫu lớn được hơn 2 năm. Do kết quả đạt được, năng suất lúa cao nhất huyện nên anh được chọn thay mặt bà con đi báo cáo điển hình tại tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, được cử đi nước ngoài “thăm” Viện nghiên cứu lúa quốc tế để học hỏi kinh nghiệm: Anh nói: “Nhờ có vốn ưu đãi và kỹ thuật mới, chúng tôi sản xuất trên cánh đồng mẫu bằng những giống lúa OM 6976, OM 5976, ít bị bệnh, kháng rầy, thu năng suất 3 vụ một năm (Đông xuân 8 tấn/ha; hè thu 7,5 tấn/ha; thu đông cũng bằng hè thu). Như vậy, mỗi ha/vụ tổng chi là 16 triệu đồng, tổng thu hơn 42 triệu đồng, trừ đi lời lãi được gần 26 triệu đồng.
Còn anh Thạch Lượng vốn là một nông dân Khmer nghèo ở ấp Phước Thuận nay trở thành nông dân sản xuất giỏi, sử dụng vốn vay đạt hiệu quả cao có tiếng cả tỉnh Sóc Trăng. Được biết, anh vừa được xét cho vay 100 triệu đồng từ vốn GQVL để xây dựng Dự án cánh đồng mẫu lớn trên 100ha. Anh cho biết: “Tôi nghĩ, người Khmer chúng tôi bước vào thâm canh, sản xuất hợp tác trên những cánh đồng mẫu lớn, rất cần đến sự giúp đỡ của các ngành ngân hàng, khuyến nông trợ giúp vốn vay ưu đãi, KHKT và lúa giống”. Còn về khả năng cần cù, chịu khó học hỏi và cách thức đầu tư vốn liếng hợp lý, thiết thực, chắc chúng tôi cũng theo kịp với xã hội. Ông Trương Đức Pháp - Chủ tịch UBND xã Phú Tân chia sẻ: “Vùng quê Phú Tân có được hôm nay là sự chung sức của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Nhưng quan trọng, hiệu quả hơn cả là chương trình cho hộ nghèo đã góp phần tích cực, có ý nghĩa thiết thực trên con đường giảm nghèo nghèo, xây dựng nông thôn mới ở nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống”.
Hồ Khánh Châu
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Xuất khẩu lao động ở vùng bãi ngang
- » Nam Định thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo
- » Người con của Suối Bòng
- » 10 năm thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (04/10/2002 - 04/10/2012): BỀN BỈ VÌ MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO
- » Người có tích lũy, hộ nên cơ nghiệp
- » Xóa đói, giảm nghèo ở Quế Phong
- » Phát triển kinh tế bền vững nhờ đồng vốn chính sách
- » Điểm sáng cao nguyên An Khê
- » Người có đôi tay tài hoa
- » Tọa đàm tổng kết dự án: CHÍNH THỨC HÓA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ