Hiệu quả tín dụng chính sách xã hội tại Hà Nam
Đến hết tháng 6/2019, tổng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Hà Nam đạt trên 1.856 tỷ đồng, tăng 550 tỷ đồng so với năm 2014. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH là 46,18 tỷ đồng, tăng 35,8 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40. Trong 05 năm (2014 - 2019) đãcó 120.358 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp cho 25.803 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; 18.704 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; tạo việc làm ổn định cho 6.875 lao động; xây dựng 103.952 công trình NS&VSMT; 509 căn nhà kiên cố cho hộ nghèo và 58 căn nhà ở xã hội cho những gia đình có thu nhập thấp… Tổng dư nợ trên 1.852 tỷ đồng, với 51.850 hộ còn dư nợ; tăng 559 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40.
Nguồn vốn liên tục tăng qua các năm, chất lượng tín dụng được đảm bảo do có sự thường xuyên phối hợp đồng hành giữa NHCSXH với các ban ngành, đoàn thể. Tỷ lệ nợ quá hạn được kiểm soát ở mức 0,22%/tổng dư nợ.
Với phương châm gắn hoạt động với các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, tín dụng chính sách xã hội đã và đang “gõ cửa” các gia đình chính sách, nhằm chia sẻ khó khăn, khơi dậy ý chí, tạo động lực phấn đấu, giúp họ có thêm nguồn lực xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh; từ đó vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Như gia đình ông Lê Đức Ân, Hợp tác xã du lịch sinh thái hoa cây cảnh Phủ Vân được vay vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH để đầu tư mua giống hoa, cây cảnh chuẩn bị phục vụ mỗi dịp tết đến xuân về. Sự phát triển của Hợp tác xã sẽ tiếp tục tạo việc làm ổn định cho lao động, góp phần cùng với địa phương giải quyết tốt việc làm tại chỗ. Ông Ân chia sẻ: “Tuy nguồn vốn cho vay còn thấp so với nhu cầu nhưngnếu không có sự hỗ trợ kịp thời của NHCSXH thì cũng rất khó khăn cho Hợp tác xã mới thành lập”.
Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương cho thấy hiện nay, nhu cầu vốn vẫn còn rất nhiều, nhất là vốn để giải quyết việc làm tại chỗ của người dân. Nhiều người cũng cho rằng vay vốn từ NHCSXH rất nhanh chóng và thuận tiện; tuy nhiên nhiều hộ vay vốn cũng bày tỏ mong muốn được NHCSXH cho vay với mức cao hơn để có điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh tập trung và quy mô hơn.
Dẫu vẫn còn những khó khăn nhất định nhưng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Nam, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống.
CTV
Các tin bài khác
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 3 - Kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 2 - Để cho những vườn nho trĩu quả (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 1 - Điểm tựa của đồng bào (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Tăng trách nhiệm, rõ hiệu quả
- » Hiệu ứng đột phá từ sự chuyển dời nhận thức
- » Quảng Ngãi tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội
- » Hội nghị trực tuyến sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40 tại Nghệ An
- » Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW: Tạo đột phá trong tín dụng chính sách ở Nghệ An
- » Đoàn Kiểm tra, giám sát HĐQT NHCSXH làm việc tại Bình Thuận
- » Thoát nghèo vươn lên khá giả nhờ vay vốn nuôi gà thả đồi