
“Bà đỡ” phát triển kinh tế bền vững trên quê hương quan họ

Nguồn vốn ưu đãi đã góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo, giúp nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của tỉnh Bắc Giang có cuộc sống ổn định hơn
Như ngay sau cơn bão Yagi, hồi tháng 9/2024, Ban lãnh đạo chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác rà soát, thống kê các thiệt hại của khách hàng vay vốn do cơn bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão để triển khai các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng nhằm sớm khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, kinh doanh ổn định cuộc sống. Các đơn vị thường xuyên cập nhật số liệu khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng thiệt hại sau cơn bão số 3 để kịp thời có các giải pháp phù hợp hỗ trợ khách hàng vay vốn khắc phục hậu quả sau bão, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ theo quy định.
Đồng thời, chi nhánh tiếp tục tận dụng 12 chương trình tín dụng đang được thực hiện để cung ứng vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt khó mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Năm 2024, tổng doanh số cho vay của chi nhánh đạt 2.026 tỷ đồng, với 30.435 lượt khách hàng vay vốn. Tổng dư nợ tín dụng đến ngày 31/12/2024 đạt 7.770 tỷ đồng, tăng 764,7 tỷ đồng so với năm 2023, tỷ lệ tăng 10,9% so với năm 2023, với 111.856 khách hàng còn dư nợ, hoàn thành 100% kế hoạch tăng trưởng dư nợ được giao. Nguồn vốn chính sách đã trở thành chủ công cùng địa phương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, tăng tốc phát triển kinh tế vững bền.
Trong năm 2024, chi nhánh cũng tích cực tham mưu các cấp ủy chính quyền địa phương ủy thác nguồn vốn ngân sách địa phương sang NHCSXH đạt 85,1 tỷ đồng, đạt 243% kế hoạch trung ương giao. Không chỉ gia tăng về nguồn vốn, tham mưu chính sách, chi nhánh đã đồng hành cùng địa phương triển khai chương trình, Dự án, Đề án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Như Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025” kết hợp với cho vay theo Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2024, tổng số người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn là 273 người, với số tiền 26,8 tỷ đồng. Đến 31/12/2024, có 346 khách hàng còn dư nợ với số tiền 33,8 tỷ đồng.
Với chương trình cho vay đối với thanh niên khởi nghiệp, đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh có 276 khách hàng còn dư nợ với tổng số tiền 24,8 tỷ đồng. Hay như với Đề án “Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023 - 2025” với kết quả cho vay đạt 1.050,8 tỷ đồng, với 11.911 dự án, tạo việc làm, duy trì mở rộng việc làm cho 12.060 lao động, hoàn thành vượt, sớm hơn 01 năm về mục tiêu tạo việc làm của Đề án (Đề án đến 2025 tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động).
Bên cạnh đó, chi nhánh đã mở rộng tín dụng đối với Hợp tác xã, thành viên Hợp tác xã với dư nợ đạt 28 tỷ đồng, với 269 khách hàng được vay vốn. Dư nợ tín dụng đối với khách hàng là phụ nữ đạt 3.553,8 tỷ đồng với 65.775 khách hàng được vay vốn. Dư nợ tín dụng nhà ở xã hội tham gia thực hiện Nghị quyết 110-NQ/TU, và Đề án 908/QĐ-UBND về phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân và đối tượng thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh đạt 188 tỷ đồng, với 508 khách hàng được vay vốn.
Từng nỗ lực đổi mới của chi nhánh đã góp phần đưa đưa quy mô tín dụng đạt 7.763 tỷ đồng, tăng 758 tỷ đồng so với năm 2023. Dư nợ đứng thứ 7 toàn quốc; bình quân dư nợ/1 đơn vị cấp huyện đứng thứ nhất toàn quốc; Lục Ngạn là 01 trong ba đơn vị cấp huyện trong toàn quốc có dư nợ trên 1.000 tỷ đồng.
Nguồn vốn chính sách đã giúp trên 30 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác phát triển sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 5.365 lao động; xây mới và sửa chữa 26.406 công trình nước sạch và vệ sinh nông thôn; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, mua 252 căn nhà ở xã hội; giúp 118 đối tượng chính sách vay vốn để chi phí đi lao động nước ngoài theo hợp đồng; giúp cho 1.242 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải chi phí học tập; giúp 265 người chấp hành xong án phạt tù có vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm…
Nhiều hộ dân vay vốn chính sách đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu góp phần vào mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Đến nay, toàn tỉnh có 159/182 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 19 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu; có 438 thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cái “tình” của cán bộ chi nhánh không chỉ thấy rõ qua chất lượng hoạt động cung ứng tín dụng chính sách, mà còn trong các hoạt động an sinh xã hội thường niên. Riêng năm 2024, chi nhánh đã vận động cán bộ, người lao động đóng góp hơn 2 tỷ đồng để trao quà quà Tết cho hộ nghèo và các gia đình chính sách, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, xóa nhà tạm, Quỹ vì người nghèo và khắc phục hậu quả cơn bão số 3…
Bước sang năm 2025, chi nhánh sẽ tiếp tục tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền, Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp tổ chức triển khai, thực hiện tốt Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, trong bối cảnh, kinh tế phát triển, nhu cầu việc làm và gia tăng thu nhập và an cư lập nghiệp của người dân tăng, trong khi vôn ngân sách Trung ương còn phải ưu tiên hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chi nhánh sẽ tiếp tục tham mưu UBND, HĐND bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 đặc biệt là xây dựng Đề án bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để “cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2026 - 2030” và “cho vay đối với người thu nhập thấp để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2030”.
Đồng thời, bám sát chỉ tiêu kế hoạch tín dụng giao, tập trung mọi nguồn lực triển khai thực hiện tốt các chính sách tín dụng ưu đãi, gia tăng ứng dụng công nghệ trong quản lý tín dụng góp phần đưa Bắc Giang hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế 2021 - 2025, và xa hơn trở thành tình công nghiệp theo hướng hiện đại, trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp vùng.
Minh Ngọc
Các tin bài khác
- » Thoát nghèo, đón Xuân từ nguồn vốn chính sách
- » “Bệ đỡ” cho người dân thoát nghèo bền vững
- » Cán bộ NHCSXH luôn thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ
- » Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tây Ninh chủ động triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW
- » Cảnh báo các chiêu thức lừa đảo tuyển dụng nhân sự Ngân hàng Chính sách xã hội
- » Tín dụng chính sách mang mùa Xuân đến người nghèo miền núi Tân Sơn
- » Tín dụng chính sách tiếp sức phát triển kinh tế vùng ven biển Kim Sơn
- » Thấu hiểu và tận tâm phục vụ
- » Sóc Trăng tổng kết hoạt động tín dụng chính sách xã hội năm 2024
- » Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang