Cao Bằng là tỉnh miền núi, có nhiều dân tộc anh em sinh sống, chủ yếu gồm: Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán chỉ, Lô Lô,… Bao gồm 13 đơn vị hành chính, trong đó, 8 huyện giáp biên và 5 huyện nghèo 30a, với 164/199 xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn. Giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đường đi xuống các xã, huyện xa nhất cách trung tâm tỉnh gần 180km, có xã cách huyện đến 60km; trình độ dân trí lại không đồng đều (ảnh 1, 2 và 3).
Từ đặc điểm, tình hình trên đã ảnh không nhỏ đến hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, với mô hình ủy thác qua các tổ chức hội, đoàn thể, thực hiện giao dịch tại các Điểm giao dịch xã, đồng vốn ưu đãi của Chính phủ đã đến được tận tay các đối tượng chính sách (ảnh 4 và 5). Đến nay, thông qua 10 chương trình tín dụng ưu đãi, tổng dư nợ đạt hơn 1.615 tỷ đồng với 81.388 khách hàng còn dư nợ. Có vốn, bà con đã đầu tư vào phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo và có thu nhập khá, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giảm nghèo bền vững của địa phương (ảnh 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18).
Không chỉ giúp đồng bào DTTS ở tỉnh Cao Bằng có “cần câu” để đầu tư chăn nuôi, sản xuất vươn lên thoát nghèo, đồng vốn chính sách còn góp phần tích cực giúp đồng bào DTTS nơi đây duy trì và phát triển nghề thủ công truyền thống. Điển hình như xã Hoa Thám, là xã đặc biệt khó khăn của huyện Nguyên Bình, có 90% đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Ngoài những lúc lên nương, xuống chợ…, phụ nữ người dân tộc Dao luôn chăm chỉ quay sợi, xe tơ dệt vải, làm nên những bộ trang phục với những hoa văn độc đáo, tinh tế, mang đậm nét đặc trưng của dân tộc mình. Với phụ nữ người dân tộc Dao ở xã Hoa Thám, thì việc gìn giữ, phát triển nghề thêu thổ cẩm truyền thống trở thành nét đặc sắc trong đời sống văn hóa nơi đây (ảnh 19, 20 và 21). Phóng sự ảnh của cộng tác viên Nguyễn Thanh Thụy sẽ phản ánh thực tế của đồng vốn tín dụng chính sách.