Vốn chính sách góp sức chuyển động núi rừng
Trong thời gian qua, sự tăng trưởng kinh tế - xã hội cùng với tốc độ giảm nghèo nhanh, bền vững ở vùng dân tộc miền núi Quảng Nam có phần đóng góp quan trọng của NHCSXH, nhất là sự đồng hành với đồng bào DTTS trên con đường phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống. Điển hình tại huyện vùng cao Bắc Trà My có hơn 78% hộ đồng bào DTTS chung sống và tập quán canh tác còn nhỏ lẻ, manh mún, do đó cuộc sống gặp nhiều nghèo khó, thiếu vốn sản xuất trầm trọng. Từ thực tế đó, NHCSXH huyện Bắc Trà My đã quan tâm ưu tiên mở rộng việc cho vay nguồn vốn hộ nghèo và vốn dành cho đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn.
Từ nguồn vốn chính sách, hàng nghìn gia đình ở vùng quê Trà Gia, Trà Sơn, Trà Giáp, Trà Đốc… đã thoát cảnh nghèo túng và có điều kiện thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng, lựa chọn, xây dựng các mô hình sản xuất hàng hóa phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao. Đơn cử về các xã Trà Tân, Trà Dương, Trà Dương, NHCSXH đã tăng nguồn vốn ưu đãi cho vay, đáp ứng nhu cầu của nông dân chuyển đổi từ nương dẫy, vườn tạp kém hiệu quả sang trồng keo lá chàm, cây cao su và chuối tiêu hồng. Nhờ vậy đến nay diện tích trồng cây nguyên liệu giấy trên địa bàn huyện có hơn 9000ha, trong đó diện tích theo quy hoạch là 6000ha. Lượng gỗ keo khai thác khá cao, tính từ năm 2010 đến nay, mỗi năm đạt trên 70.000m3 với giá bán bình quân 1 triệu đồng/m3. Như hộ gia đình anh Hồ Văn Hiếu, dân tộc Kor từ hộ nghèo khó khăn nhất ở thôn 1 xã Trà Đốc nay được coi là “triệu phú” trên vùng cao Bắc Trà My với nguồn vốn vay 70 triệu đồng từ NHCSXH, anh đã trồng được 30ha keo đang vào tuổi khai thác. Năm 2017, đạt thu nhập 280 triệu đồng từ việc bán đi một phần diện tích keo nguyên liệu. Hiện nay, cả thôn có 170 hộ thì tất cả đều được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH để phát triển kinh tế, trồng rừng, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Đời sống của bà con trong thôn, ổn định, xây được nhà ở rộng rãi vững chắc và trả nợ ngân hàng đúng thời hạn. Với việc triển khai thực hiện đồng bộ lồng ghép các nhóm giải pháp, các chương trình mục tiêu giảm nghèo, trong đó có sự tác động thiết thực, hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách, cho thấy vùng miền núi, dân tộc tỉnh Quảng Nam nói chung, huyện vùng cao Bắc Trà My nói riêng đã đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận.
Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Quảng Nam, Trần Xuân Hiền cho biết: “Hiện doanh số cho vay trong vùng DTTS và miền núi ở Quảng Nam là hơn 680 tỷ đồng với gần 164 nghìn lượt hộ vay. Nguồn vốn ưu đãi được coi là có tác dụng rất lớn đối với đồng bào DTTS nơi vùng cao, làm thay đổi hẳn nhận thức đồng bào”.
Bài và ảnh Đông Dư - Lương Xuân
Các tin bài khác
- » Cần mở rộng đối tượng và nâng mức vay xây nhà tránh lũ
- » Chính sách cho vay nhà ở xã hội đi vào cuộc sống (Kỳ 2: Tháo gỡ bất cập để chính sách thuận đường tới đích)
- » Chính sách cho vay nhà ở xã hội đi vào cuộc sống (Kỳ 1: “Giấc mơ có thật” ở Quảng Nam)
- » Sức sống mới trên vùng đất Tây Trường Sơn
- » Cách làm giàu của nông dân Hương Khê
- » Chuyện về những tấm lòng
- » Viết tiếp những giấc mơ tới trường cho trẻ em nghèo Lai Châu
- » Tín dụng chính sách ở Bố Trạch
- » Tiếp sức cho người nghèo ở Long An
- » Giúp Đoàn viên thanh niên lập thân, lập nghiệp