Thực hiện uỷ thác thiết thực trong việc vay vốn chính sách
Trong các tỉnh, thành, hội có mức dư nợ ủy thác cao đáng kể nhất là Nghệ An 1.271 tỷ đồng, Thanh Hóa 866 tỷ đồng, Phú Thọ 630 tỷ đồng và Đồng Tháp 437 tỷ đồng…
Ông Nguyễn Văn Đạo - Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam, cho biết: Tín dụng chính sách giúp nhiều hộ nghèo nói chung và Hội CCB nghèo nói riêng có cơ hội thuận lợi phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, từng bước ổn định cuộc sống.
Từ nguồn vốn ưu đãi, phong trào thi đua: “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” đã thu hút sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo hội viên trong cả nước. Tiêu biểu là Hội CCB xã Côn Lôn huyện Na Hang (Tuyên Quang) luôn khuyến khích hội viên phát huy nội lực, khai thác tiềm năng đất đai lao động, sử dụng nguồn vốn chính sách có hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh. Đến nay, hội đã tín chấp cho 18 hội viên vay 200 triệu đồng vốn từ chương trình tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo, đầu từ chăn nuôi trâu, bò, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đúng hướng, riêng xã Nà Hang, huyện Hòa An (Cao Bằng) thực hiện cho vay ủy thác với 7 hộ, tổng số tiền 210 triệu đồng, nâng tổng số hội viên toàn huyện vay vốn là 1.061 hộ với số dư gần 25 tỷ đồng.
Tương tự, ở vùng sông nước Nam Bộ, có Hội CCB xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) đã động viên hội viên đoàn kết giúp nhau vay vốn ưu đãi, phát triển kinh tế bằng những việc làm cụ thể như nuôi ếch, trồng chanh, cải tạo vườn tạp. Hiện nay, hội quản lý 3 Tổ TK&VV với tổng số 91 hội viên với số tiền trên 1 tỷ đồng.
Nhằm thực hiện hiệu quả chương trình ủy thác cho hội viên vay vốn ưu đãi, Hội CCB các cấp tỉnh Nam Định đã phối hợp với NHCSXH tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ ủy thác cho 100% cán bộ hội và Tổ trưởng Tổ TK&VV do Hội CCB quản lý. Hội còn thường xuyên coi trọng công tác kiểm tra, giám sát kết quả nhận uỷ thác ở các huyện, thành phố, qua đó xác định rõ vị trí chức năng, đề cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ hội trong công tác tín dụng chính sách. Đến nay, các cấp hội đang quản lý 502 tổ với tổng nguồn vốn uỷ thác hơn 246 tỷ đồng và 13.820 hộ vay, trong đó có 1.728 hội viên.
Tổ TK&VV xóm Tiền Phong 1, xã Nam Mỹ, huyện Nam Trực (Nam Định) do Hội CCB quản lý được thành lập từ năm 2008 với số hội viên tham gia là 24 hộ đã được NHCSXH tạo điều kiện vay hơn 276 triệu đồng. Hoạt động của tổ được duy trì theo quy chế và tiến hành bình xét công khai, dân chủ cho các đối tượng tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay cũng được tiến hành thường xuyên. Đồng thời, tổ cũng vận động 100% các thành viên trong tổ tự nguyện gửi tiền tiết kiệm mỗi hộ mỗi tháng 50 nghìn đồng. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, đến nay đã có 8 hộ hội viên của tổ thoát nghèo bền vững, 6 HSSV học giỏi, tốt nghiệp đại học ra trường có việc làm ổn định nhờ Chương trình tín dụng HSSV và 100% hộ gia đình trong xóm vay vốn ưu đãi xây dựng 2 công trình NS&VSMTNT.
Thời gian tới, Trung ương Hội CCB Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác dịch vụ uỷ thác, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện, thường xuyên giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và xây dựng những mô hình sử dụng vốn vay hiệu quả để nhân rộng điển hình, làm tốt nhiệm vụ chính trị đảm bảo mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Bài và ảnh Thanh An
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Công đoàn Ngân hàng Việt Nam chăm lo đời sống đội ngũ cán bộ
- » Khi cán bộ tín dụng chính sách kiêm “chuyên gia tư vấn kinh tế”
- » Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng làm việc tại tỉnh Đồng Tháp
- » Có vốn, có nhà vững chãi
- » Hỗ trợ phát triển sản xuất kịp thời
- » “Tôi từng không dám mơ thoát đời làm mướn”
- » Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Bùi Quang Vinh dự Hội nghị toàn quốc ngành Kế hoạch và Đầu tư
- » TP. Cần Thơ hỗ trợ dân nghèo làm chủ cuộc sống
- » Công đoàn NHCSXH tổ chức lớp tập huấn lần thứ Nhất năm 2014
- » Mong thêm chòi bê tông để người Quảng Bình vững tâm vượt lũ