Hành trính tín dụng chính sách 20 năm trên đất Sơn La (Bài 2: Khúc reo ca trên rẻo cao Bắc Yên)
Tín dụng chính sách “bay” khắp bản làng Bắc Yên
Trong 20 năm qua, NHCSXH huyện Bắc Yên luôn nhận được sự quan tâm của Huyện uỷ, HĐND, UBND và Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn; sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân cùng với sự nỗ lực của tập thể Phòng giao dịch đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch được giao, góp phần vào mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. NHCSXH huyện đã tập trung huy động các nguồn lực từ ngân sách địa phương và các tổ chức cá nhân; đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH huyện đến 30/6/2022 đạt hơn 386 tỷ đồng; tăng gấp 32 lần so với năm 2003.
Giám đốc NHCSXH huyện Bắc Yên Lê Văn Thắng cho biết: Sau 20 năm hoạt động, tín dụng chính sách xã hội đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong tiến trình phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Tổng dư nợ đến nay đạt gần 380 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn (gần 50%) trong cơ cấu nguồn vốn tín dụng trên địa bàn huyện. Qua đó, cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của NHCSXH trong việc đầu tư, phát triển kinh tế, tạo sự cân bằng giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên địa bàn huyện.
Trong 20 năm, đã có hơn 115 nghìn lượt khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn 17 chương trình tín dụng ưu đãi. Nguồn vốn của NHCSXH đã góp phần giúp cho trên 9,3 nghìn hộ thoát nghèo; xây dựng được trên 1,3 nghìn ngôi nhà để ổn định đời sống; trên 9,2 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được nâng cấp. Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH đã có trên 2,2 nghìn lao động được tạo việc làm từ các dự án giải quyết việc làm, trên 1,5 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học,…
Thời gian tới, cấp ủy và chính quyền địa phương cùng NHCSXH Trung ương và chi nhánh NHCSXH tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục tập trung phát triển NHCSXH huyện Bắc Yên theo hướng ổn định, bền vững; đủ năng lực để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước; gắn liền với viêc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Những “sứ giả” tín dụng chính sách góp khúc hoan ca nơi núi rừng Bắc Yên
Ví những cán bộ tín dụng chính sách nơi đây, các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn cùng bản thân các hộ vay vốn hiệu quả là “sứ giả” tín dụng chính sách ở địa phương có địa hình phức tạp, đa dạng như Bắc Yên quả không sai.
Chủ tịch UBND xã Hồng Ngài Lầu A Tủa cho biết: Là một xã khó khăn, trong những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình tại xã Hồng Ngài đã được vay vốn, cải thiện thu nhập, thoát cảnh đói nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Hiện nay, nhu cầu vay vốn SXKD tại vùng khó khăn của xã tương đối lớn. Do đó, phía xã cũng kiến nghị các cấp trên có thẩm quyền xem xét bổ sung tăng thêm quy mô vốn cho hộ mới thoát nghèo để họ có thể nâng mức độ SXKD, tích cực làm giàu cho gia đình và bản làng.
Chủ tịch Hội LHPN xã Hồng Ngài Mùa Thị Sinh dẫn chúng tôi gặp gỡ một số hộ vay vốn trên địa bàn. Trong câu chuyện trên chặng đường đi, chị Mùa Thị Sinh cho biết: Hội luôn tổ chức họp đề xuất, bình xét, quán triệt các chủ trương chính sách, giám sát, hướng dẫn hộ vay vốn sử dụng các món vay đúng mục đích. Hiện, Hội Phụ nữ xã có 136 hội viên, dư nợ 25 tỷ đồng. Trong quá trình đôn đốc và giám sát, cũng có trường hợp chậm nhưng các cán bộ Hội Phụ nữ xã đã tìm cách xử lý, họp đôn đốc, xin giãn nợ và đến nay, nợ quá hạn, nợ tồn, nợ xấu không có, món vay nhiều nhất là 80 triệu đồng và ít nhất là 20 triệu đồng.
20 năm qua là một chặng đường tuy chưa dài nhưng kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động, NHCSXH huyện Bắc Yên đã khẳng định một hướng đi, một mô hình quản lý tín dụng chính sách sáng tạo, đặc thù. Đó là sự liên kết giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác từ Trung ương cho tới địa phương, thông qua mạng lưới Điểm giao dịch xã, các Tổ tiết kiệm và vay vốn do cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập có sự tham gia giám sát của chính quyền địa phương. Mô hình quản lý tín dụng trên đảm bảo cho NHCSXH duy trì một đội ngũ cán bộ gọn nhẹ nhưng quản lý được một số lượng khách hàng lớn do đã huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc trợ giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Bài và ảnh Lê Anh
Các tin bài khác
- » Hành trính tín dụng chính sách 20 năm trên đất Sơn La (Bài 1: Mai Sơn mùa quả ngọt)
- » Nông dân huyện Mai Sơn tạo dựng cơ nghiệp từ vốn vay chính sách
- » Phát huy giá trị nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Nghệ An
- » Nghiệm thu đề tài “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương”
- » Tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm về tín dụng chính sách xã hội
- » Tín dụng chính sách đồng hành cùng người nghèo Thủ đô (HNP - 30.8.2022)
- » Hội thi nghiệp vụ giỏi, tài năng văn nghệ NHCSXH năm 2022 khu vực X diễn ra thành công
- » Hội thi nghiệp vụ giỏi, tài năng văn nghệ NHCSXH khu vực IX thành công tốt đẹp
- » Hội thi nghiệp vụ giỏi, tài năng văn nghệ NHCSXH 2022 khu vực VIII
- » Hội thi nghiệp vụ giỏi, tài năng văn nghệ NHCSXH tại khu vực VII thành công