Vươn lên làm giàu với sản phẩm OCOP

(VBSP News)  Luôn trăn trở làm sao để làm giàu chính đáng và giúp người nông dân ở quê cùng vươn lên, góp phần phát triển kinh tế địa phương, chị Nguyễn Thị Xuân ở xã Mỹ Trạch mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ NHCSXH huyện Bố Trạch (Quảng Bình) để lập nghiệp. Bằng sự nỗ lực, tâm huyết của bản thân, chị đã thu lời hàng trăm triệu/năm từ việc trồng nấm và bán rượu sim. Bên cạnh đó, chị Xuân vận động các gia đình hộ nghèo và cận nghèo tại địa phương tham gia dự án "Phát triển sản xuất nấm linh chi thương phẩm".

Theo Báo Quảng Bình

Những triệu phú áo xanh ở Anh Sơn

(VBSP News)  Trong những năm qua, Huyện đoàn Anh Sơn (Nghệ An) đã phối hợp hiệu quả với NHCSXH giúp đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế với tổng số tiền đạt trên 90 tỷ đồng. Nhờ nguồn vốn này, nhiều đoàn viên thanh niên đã tìm tòi, sáng tạo, tìm ra hướng phát triển kinh tế mới từ đồng đất quê hương, toàn huyện hiện có trên 150 mô hình của đoàn viên thanh niên có thu nhập từ 50 - 250 triệu đồng/năm.

Theo Báo Nghệ An

Điểm tựa cho thanh niên DTTS khởi nghiệp

(VBSP News)  Những năm trước, cuộc sống của gia đình chị Thị Bé Lùn ở ấp Tranh 3, xã Quang Minh, huyện Chơn Thành (Bình Phước) còn nhiều khó khăn. Chị được vay 30 triệu đồng từ vốn ủy thác của NHCSXH để chăm sóc vườn cao su. Nhận thấy đầu tư có hiệu quả, chị đã vay thêm 50 triệu đồng vốn SXKD, 20 triệu đồng vốn NS&VSMTNT để đầu tư công trình nước sạch, mua phân bón cao su và nuôi heo rừng lai. Đến nay, vườn cao su của gia đình chị đã cho thu hoạch, đàn heo 12 con phát triển tốt. Kinh tế gia đình chị ngày càng ổn định với thu lời bình quân 200 triệu đồng/năm.

Theo Báo Bình Phước

Hội viên CCB huyện Hòa An thi đua SXKD giỏi

(VBSP News)  Thực hiện phong trào thi đua “CCB sản xuất, kinh doanh giỏi”, các cấp Hội trên địa bàn huyện Hòa An (Cao Bằng) làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Để hội viên có vốn phát triển kinh tế, các cấp hội đã nhận ủy thác của Phòng giao dịch NHCSXH huyện giúp 140 hội viên vay vốn đầu tư chăn nuôi trâu, bò; tích cực quản lý tốt nguồn vốn vay, thu lãi định kỳ, nợ xấu và nợ quá hạn dưới 0,02%.

Theo Báo Cao Bằng

Nuôi trâu, bò giúp người dân thoát nghèo

(VBSP News)  Năm 2014, khi triển khai dự án chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng ở thôn Chẩu Quan, xã Bình An, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang), người dân gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật. Để hỗ trợ người dân, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn, với số tiền vay từ 50 - 100 triệu đồng/hộ để thực hiện mô hình. Được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, được hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, nhiều hộ chăn nuôi đã vươn lên thoát nghèo.

Theo Báo Tuyên Quang

Nguyên Bình giảm nghèo bền vững

(VBSP News)  Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) thực hiện các giải pháp huy động nguồn vốn, phối hợp với các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn. Năm 2021, có 683 lượt hộ nghèo được vay vốn 37,939 tỷ đồng; trong đó, 230 lượt hộ cận nghèo vay 15,368 tỷ đồng, 26 lượt hộ mới thoát nghèo vay 1,71 tỷ đồng...

Theo Báo Cao Bằng

Nghị lực thoát nghèo của tuổi trẻ vùng biên Quan Sơn

(VBSP News)  Nhận thấy lợi thế đất rừng rộng lớn, anh Hà Văn Thương ở xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) vay vốn NHCSXH để mua 500 con gà giống thực hiện mô hình trại chăn nuôi gà thả đồi dưới tán rừng luồng. Đến nay, trang trại của anh đang nuôi 5.000 con gà an toàn, 10 con lợn nái, 10 con dê và bò sinh sản dưới tán 5ha rừng luồng, sản phẩm được bán cho khách hàng trong tỉnh Thanh Hóa. Thu nhập bình quân của gia đình anh đạt 250 triệu đồng/năm.

Theo Báo Thanh Hóa

Phụ nữ Vân Hội tích cực phát triển kinh tế, thoát nghèo

(VBSP News)  Để giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội PN xã Vân Hội, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã phối hợp với Phòng giao dịch NHCSXH huyện quản lý 3 Tổ tiết kiệm vay vốn với 94 hộ vay vốn với số tiền gần 5 tỷ đồng. Sử dụng quỹ tiết kiệm của hội viên với số tiền trên 146 triệu đồng cho 20 hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay để phát triển kinh tế. Hiện, tỷ lệ hội viên có kinh tế khá, giàu chiếm trên 60%, không còn gia đình hội viên nghèo.

Theo Báo Yên Bái

Khởi nghiệp từ đam mê

(VBSP News)  Ban đầu lập nghiệp nguồn vốn luôn là bài toán khó của gia đình, nhưng với quyết tâm và ý chí dám nghĩ, dám làm từ nguồn vay 5 triệu đồng ban đầu của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh (Thanh Hóa) vào năm 2010, hiện anh Hoàng Văn Tuấn đã hiện thực hóa ý tưởng và thực hiện thành công mô hình vườn đào phai với trên 1.000 cây, tổng giá trị hàng trăm triệu đồng, mỗi năm đem lại thu nhập trên 250 triệu đồng. Với những thành tích xuất sắc trong SXKD, phát triển kinh tế tại địa phương, mới đây anh Hoàng Văn Tuấn đã được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của.

Theo Báo Thanh Hóa

Thoát nghèo từ chương trình hỗ trợ bò giống

(VBSP News)  Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng kinh tế gia đình anh Điểu Quay ở thôn 6, xã Long Tân, huyện Phú Riềng (Bình Phước) vẫn cơ bản ổn định. Năm 2015, anh vay vốn NHCSXH 2 đợt với tổng 75 triệu đồng, anh mua 5 con bò giống lai Sind về nhân đàn. Được cán bộ thú y xã và ban thôn quan tâm, hỗ trợ kỹ thuật cũng như tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đàn bò của gia đình anh phát triển rất tốt, có thời điểm lên đến hơn 20 con, bê cái thì để lại nuôi nhân giống tăng đàn, còn bê đực nuôi lớn rồi bán.

Theo Báo Bình Phước

Đổi thay vì muốn bớt khổ, bớt nghèo

(VBSP News)  Chị Blup Yến ở thôn Đăk Ôôc, xã La Dêê, huyện Nam Giang (Quảng Nam) tham gia Hội Phụ nữ thôn Đăk Ôôc, đã có cơ hội tiếp cận các kênh thông tin sách. Ban đầu (năm 2009), chị Yến chỉ dám vay 10 triệu đồng để nuôi heo, dần dần thấy mô hình này hiệu quả, ít dịch bệnh nên mạnh dạn vay thêm 50 triệu đồng từ NHCSXH theo diện thoát nghèo. Đến năm 2016, chị đã trả được hết nợ cũ và thoát nghèo từ mô hình nuôi heo đen truyền thống này. Nay từ 4 heo mẹ làm giống, hằng năm chị bán gần 100 con với thu nhập 60 - 100 triệu đồng/năm.

Theo Báo Quảng Nam

Thoát nghèo bằng những mô hình “vàng”

  (VBSP News) Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong phát triển kinh tế, những năm qua, nhiều đoàn viên thanh niên huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển những mô hình SXKD. Nhiều thanh niên đã có vốn để sản xuất, thoát được nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Hiện nay, toàn huyện có 63 Tổ tiết kiệm và vay vốn do Đoàn Thanh niên quản lý với tổng dư nợ 78,8 tỷ đồng.

Theo Báo Quảng Bình

Chị Hoàng Thị Liên làm kinh tế giỏi

  (VBSP News) Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, chị Hoàng Thị Liên ở thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) được Hội PN thị trấn tư vấn, hỗ trợ chị tiếp cận nguồn vốn vay của NHCSXH huyện, vay 50 triệu đồng để đầu tư mua 5 lợn nái sinh sản, 1 lợn giống và xây mới chuồng nuôi. Sau 1 năm, chị bán được 112 lợn con. Từ năm 2019 đến nay, từ bán lợn, chị thu về từ 120 - 150 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.

Theo Báo Hà Giang

Điểm tựa cho phụ nữ nông thôn

  (VBSP News) Những năm qua, Hội LHPN xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đã tích cực hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn, xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả. Hội đã tập trung khai thác các nguồn vốn từ NHCSXH để giúp 357 hội viên phụ nữ vay, với tổng dư nợ gần 12 tỷ đồng. Hội còn duy trì mô hình tổ góp vốn tại 7 chi hội, với gần 700 triệu đồng, để hằng tháng, các chị em mượn vốn phát triển SXKD.

Theo Báo Quảng Ngãi

Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,04%

  (VBSP News) Dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, nhưng Hội CCB xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà (Thái Bình) đã vận động hội viên tích cực phát triển kinh tế, trong đó Hội đã đứng ra tín chấp với NHCSXH huyện giúp 200 lượt hội viên vay với trị giá trên 1,2 tỷ đồng để xây dựng gia trại, trang trại, kinh doanh dịch vụ vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, số hội viên có thu nhập khá, giàu của Hội đạt 56%, số hộ nghèo giảm còn 0,04% vượt chỉ tiêu đại hội đề ra.

Theo Báo Thái Bình

Nhiều chương trình hỗ trợ người dân giảm nghèo

  (VBSP News) Thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, nhất là trong vùng DTTS, thành phố Kon Tum (Kon Tum) đã triển khai nhiều mô hình hiệu quả, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo. Ngoài ra, thành phố hỗ trợ cho 360 hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS hơn 15.000 cây mắc ca; tạo điều kiện cho 749 hộ nghèo, cận nghèo vay vốn ưu đãi của NHCSXH với số tiền gần 40 tỉ đồng để đầu tư phát triển SXKD.

Theo Báo Kon Tum

CCB huyện Vạn Ninh giúp nhau làm kinh tế

  (VBSP News) Hội CCB huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) nhận ủy thác của NHCSXH cho 1.443 hội viên vay vốn làm ăn, tổng dư nợ 39 tỉ đồng. Cùng với đó, các cấp hội còn vận động, phối hợp hỗ trợ 380 triệu đồng xây 7 căn nhà tình nghĩa cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Với cách làm đó, từ năm 2016 đến nay, Hội CCB huyện Vạn Ninh đã giúp thoát nghèo cho 40 gia đình hội viên. 

Theo Báo Khánh Hòa

Cựu chiến binh giúp nhau phát triển kinh tế

  (VBSP News) CCB Trần Thị Tuân ở thôn Tân Xuân, xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) vay vốn chính sách mua 400 cây bơ giống 034 về trồng và thả thêm đàn gà gần 100 con. Sau một thời gian, vườn bơ sinh trưởng phát triển tốt, cho thu hoạch gần 40 tấn/năm, thu nhập của gia đình đạt hơn 250 triệu đồng/năm.

Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Hiệu quả từ các mô hình phát triển kinh tế

  (VBSP News) Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, hàng năm, Hội PN xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã hỗ trợ hội viên xây dựng các mô hình kinh tế, tiếp cận các nguồn vốn vay, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Hội đã phối hợp với Phòng giao dịch NHCSXH huyện Bố Trạch thực hiện hiệu quả công tác cho vay tại 6 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổng dư nợ ủy thác đến nay đạt hơn 3,4 tỷ đồng, với 212 hội viên vay vốn.

&n

Theo Báo Quảng Bình

Phụ nữ miền núi Sơn Hà phát triển kinh tế từ nguồn vốn vay ưu đãi

  (VBSP News) Năm 2018, nhờ nguồn vốn vay 50 triệu đồng từ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi), bà Đinh Thị Trí ở thôn Đèo Gió, xã Sơn Hạ đã có cơ hội đầu tư và thực hiện mô hình chăn nuôi heo thịt. Nhờ chịu khó tìm tòi học hỏi, áp dụng các tiến bộ khoa học trong chăn nuôi nên mô hình đã đạt hiệu quả cao. Hiện nay, trong chuồng lúc nào cũng có từ 4 - 5 con heo nái và 50 con heo thịt. Ngoài ra, bà Trí còn chăn nuôi vịt, mỗi năm xuất bán gần 1.000 con.

Theo Báo Quảng Ngãi