Hiệu quả vốn vay giải quyết việc làm ở Quế Võ

(VBSP News)  Nhờ nguồn vốn vay từ chương trình cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH huyện Quế Võ (Bắc Ninh), nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống. Bà Nguyễn Thị Thuận ở thôn Long Khê, xã Ngọc Xá vay vốn NHCSXH để sửa chữa chuồng trại và mua con giống. Nhờ đó, đến nay, mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình phát huy hiệu quả. Với diện tích hơn 1 mẫu ao thả cá với các giống chủ lực như: trắm, chép, cá diêu hồng và nuôi 2.000 vịt đẻ. Bình quân mỗi ngày gia đình thu 1.400 quả trứng giống, giá từ 6000 - 8000 đồng/quả.

Theo Báo Bắc Ninh

Nguồn lực quan trọng cho an sinh xã hội ở Nghệ An

(VBSP News)  Đến nay, doanh số cho vay của NHCSXH tỉnh Nghệ An đạt hơn 2.600 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào các chương trình trọng điểm, ưu tiên cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, vùng nông thôn và vùng khó khăn. Trong đó, cho vay hộ cận nghèo 876 tỷ đồng, hộ mới thoát nghèo 498 tỷ đồng, hộ nghèo 425 tỷ đồng, NS&VSMTNT 382 tỷ đồng, hộ SXKD vùng khó khăn 336 tỷ đồng, cho vay hỗ trợ tạo việc làm 114 tỷ đồng, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 31 tỷ đồng...

Theo Báo Nghệ An

Tín dụng chính sách giúp dân giảm nghèo

(VBSP News)  Từ đầu năm 2019 đến nay, NHCSXH huyện Ba Vì (TP Hà Nội) đã giúp cho hơn 5.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn với số tiền hơn 206 tỷ đồng. Từ đó, đã giúp cho trên 1.500 hộ thoát nghèo; 2.600 hộ đầu tư SXKD đạt hiệu quả cao; trên 1.400 lao động nông thôn được tạo việc làm mới, nâng cao thu nhập ổn định; hơn 3.300 công trình NS&VSMTNT được xây dựng; gần 1.000 HSSV được vay vốn để theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề.

Theo Báo Kinh tế đô thị

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách

(VBSP News)  Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã có vốn để mở rộng SXKD, tạo thêm được việc làm mới, từng bước cải thiện đời sống theo hướng bền vững. 05 năm qua, đã có 26.428 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn với tổng dư nợ trên 549 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ ủy thác qua Hội ND là 137 tỷ đồng, dư nợ ủy thác qua Hội PN là 153 tỷ đồng, dư nợ ủy thác qua Hội CCB là 134 tỷ đồng, dư nợ ủy thác qua Đoàn Thanh niên là 102 tỷ đồng.

Theo Báo Tuyên Quang

Tiếp sức cho hộ nghèo vươn lên

(VBSP News)  Nhằm giúp các đối tượng trên địa bàn xã Vĩnh Đại, huyện Vĩnh Hưng (Long An) có được nguồn vốn vay để chăn nuôi, sản xuất, thời gian qua, NHCSXH huyện phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành đoàn thể xã tổ chức chuyển tải nguồn vốn ưu đãi kịp thời đến đúng đối tượng. Đến nay, tổng dư nợ của NHCSXH huyện đạt gần 18 tỷ đồng; trong đó, cho vay giải quyết việc làm gần 2 tỷ đồng; hộ cận nghèo gần 900 triệu đồng; hộ nghèo 230 triệu đồng; HSSVgần 800 triệu đồng; NS&VSMTNT gần 5 tỷ đồng.

Theo Báo Long An

Làm giàu từ nguồn vốn ưu đãi

(VBSP News)  Gia đình chị Trịnh Thị Hòe ở thôn Mỹ Thượng 3, xã Bắc Lương, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã vay vốn NHCSXH để mở trang trại trồng cây ăn quả và nuôi lợn, bò. Đến nay, trang trại của chị đã có 500 gốc bưởi Diễn, 200 gốc cam, 30 con lợn nái và 10 con bò sinh sản. Thu nhập bình quân của chị đạt từ 500 triệu - 600 triệu đồng/năm.

Theo Báo Thanh Hóa

Tạo điều kiên cho thanh niên lập nghiệp

(VBSP News)  Để tạo điều kiện cho đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế, 02 năm qua, Đoàn TN huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) đã nhận ủy thác của NHCSXH huyện để cho 842 đoàn viên thanh niên vay vốn với dư nợ đạt 41 tỷ đồng. Đồng thời, phối hợp tổ chức trên 10 lớp tập huấn chuyển giao KHKT về trồng trọt, chăn nuôi cho hơn 500 đoàn viên thanh niên. Hiện nay, trên địa bàn huyện Chợ Mới có trên 20 mô hình thanh niên phát triển kinh tế tiêu biểu cho thu nhập 100 triệu đồng/năm trở lên.

Theo Báo Bắc Kạn

Phát huy hiệu quả hoạt động Hội Nông dân

(VBSP News)  Từ đầu năm 2019 đến nay, Hội ND huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã nhận ủy thác của NHCSXH để cho hàng trăm lượt hội viên vay vốn phát triển sản xuất với tổng dư nợ đạt trên 4,9 tỷ đồng. Từ đó, hội viên tập trung đẩy mạnh sản xuất, triển khai nhân rộng nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn huyện hiện có 43 mô hình đạt lợi nhuận từ 100 triệu đồng/ha/năm.

Theo Báo Hậu Giang

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

(VBSP News)  Trong năm 2019, Hội PN huyện Lộc Ninh (Bình Phước) đã phối hợp với NHCSXH giúp 4.246 hội viên vay vốn với số tiền hơn 108 tỷ đồng; hỗ trợ phương tiện sinh kế, cây - con giống giúp 241 hội viên phụ nữ nghèo, hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế gia đình; hỗ trợ 23 hội viên phụ nữ khởi sự kinh doanh với số vốn hơn 204 triệu đồng; hoàn thành 28 công trình xây dựng nông thôn mới, tổng trị giá gần 300 triệu đồng.

Theo Báo Bình Phước

CCB người Ê Đê làm kinh tế giỏi

(VBSP News)  Anh Y Lý Kpơr ở buôn Ngô B, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) vay vốn NHCSXH để mua phương tiện sản xuất cải tạo đất trồng hoa màu sang trồng cà phê. Nhờ vậy, đến nay với 8.000m²  cà phê kinh doanh, 7.000m² ruộng nước hai vụ và 1 ha sắn, cộng với tiền vận chuyển thuê, bình quân mỗi năm gia đình anh có thu nhập gần 200 triệu đồng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Y Lý còn sẵn lòng giúp đỡ mọi người trong buôn khi gặp khó khăn.

Theo Báo Đắk Lắk

Vai trò của tổ chức hội trong thực hiện ủy thác vay vốn

(VBSP News)  Thời gian qua, hiệu quả phương thức ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Phú Riềng (Bình Phước) được nâng cao góp phần giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tổng dư nợ ủy thác thông qua 04 tổ chức chính trị của NHCSXH huyện đạt 183,235 tỷ đồng, chiếm 99,1% tổng dư nợ toàn huyện. Trong đó, dư nợ của Hội PN huyện đạt hơn 64 tỷ đồng; dư nợ của Hội ND huyện đạt hơn 54 tỷ đồng; dư nợ của Hội CCB huyện đạt hơn 35 tỷ đồng; dư nợ của Đoàn thanh niên huyện đạt gần 30 tỷ đồng.

Theo Báo Bình Phước

Tiếp sức cho người lao động nghèo vươn lên

(VBSP News)  Nguồn vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn huyện Ba Vì (TP Hà Nội) đã tạo động lực giúp các gia đình vươn lên thoát nghèo. Từ đầu năm 2019 đến nay, toàn huyện giải quyết việc làm cho gần 4.000 lao động; hỗ trợ hơn 1.400 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 3,18% vào thời điểm đầu năm, giảm còn 1,43% vào thời điểm cuối năm. Nhiều hộ mới thoát nghèo tiếp tục được vay vốn ưu đãi để phát triển SXKD, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Theo Báo Hà Nội mới

Tín dụng chính sách chung sức xây dựng nông thôn mới

(VBSP News)  Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng vào thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái), tăng thu nhập của các hộ vay vốn. Đến nay, toàn huyện đã đầu tư chăm sóc, cải tạo, trồng mới 9.953ha rừng , 4.271ha chè, 2.278 ha cây ăn quả; 19.850 con trâu, bò, 15.781 con lợn, dê và hàng chục nghìn con giống gia súc, gia cầm khác; làm mới và cải tạo 9.264 công trình nước sạch; 549 em HSSV được vay vốn trang trải chi phí học tập; hỗ trợ 1.639 hộ nghèo làm nhà ở; tạo thêm 349 việc làm mới cho người lao động

Theo Báo Yên Bái

Hiệu quả từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm ở Gia Viễn

(VBSP News)  Thời gian qua, nguồn vốn vay giải quyết việc làm của NHCSXH đã giúp nhiều hộ dân ở huyện Gia Viễn (Ninh Bình) phát triển kinh tế, có thêm việc làm mới, góp phần ổn định đời sống, nâng cao thu nhập. Gia đình ông Bùi Đức Thịnh ở thôn Hoàng Quyển, xã Gia Hòa vay vốn NHCSXH chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Đến nay, gia đình ông sở hữu gần 2ha ao nuôi cá và gần 1ha đất trồng cây ăn quả, mỗi năm cho thu nhập hơn 500 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động.

Theo Báo Ninh Bình

Cô Mười mở rộng diện tích trồng quýt

(VBSP News)  Gia đình chị Đàm Thị Đồng ở xã Cô Mười, huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) là hộ đầu tiên vay vốn NHCSXH đầu tư trồng quýt. Ban đầu, gia đình chị trồng 80 cây quýt trên diện tích 600m², đến nay, mở rộng trồng 150 cây quýt, diện tích hơn 1ha. Hằng năm, thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/năm, vườn quýt đã giúp gia đình chị có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Theo Báo Cao Bằng

Tạo niềm tin cho người dân thoát nghèo

(VBSP News)  Từ đầu năm đến nay, NHCSXH TX Thuận An (Bình Thuận) đã giúp cho 2.330 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn với số tiền đạt hơn 102 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt hơn 306 tỷ đồng, với 5.728 hộ vay vốn, tăng 12,4% so với năm 2018, đạt gần 97% kế hoạch giao. Các chương trình tín dụng chính sách đã tạo được niềm tin của đông đảo người dân, nhất là hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Theo Báo Bình Thuận

Thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

(VBSP News)  5 năm qua, NHCSXH huyện Sông Mã (Sơn La) đã góp phần giúp 3.246 hộ thoát nghèo, 367 HSSV vay vốn đi học, 628 lao động vay vốn tạo việc làm mới, 6.808 công trình nước sạch và vệ sinh được xây dựng, hỗ trợ xây dựng 519 căn nhà cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách... góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của huyện 3% trở lên.

Theo Báo Sơn La

Cuộc sống đổi thay nhờ vốn ưu đãi

(VBSP News)  Thời gian qua, NHCSXH tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với các hội, đoàn triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đưa đồng vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng được hưởng thụ. Từ năm 2014 đến nay đã có gần 50 nghìn lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn với số tiền hơn 1.631 tỷ đồng, góp phần giúp 23.876 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; hơn 10 nghìn HSSV được vay vốn trang trải học tập; 5.819 hộ, cơ sở SXKD được vay vốn giải quyết việc làm. Hiện nay, đời sống người dân từng bước được nâng cao, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm đáng kể, đến cuối 2018 giảm còn 7,09%.

Theo Báo Phú Thọ

Bà đỡ cho người nghèo

(VBSP News)  05 năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã có bước phát triển mạnh cả về nguồn vốn giải ngân cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Toàn tỉnh đã có trên 120 nghìn lượt hộ nghèo được vay vốn, với tổng doanh số cho vay trên 2.300 tỷ đồng; giúp trên 57 nghìn lượt hộ thoát nghèo; tạo việc làm cho gần 14 nghìn lao động; trên 11 nghìn HSSV được vay vốn để trang trải chi phí học tập; trên 35 nghìn công trình NS&VSMTNT được xây dựng...

Theo Báo Bạc Liêu

Sinh kế mới góp phần đổi thay vùng biên giới Ea Súp

(VBSP News)  Những năm qua, hàng trăm gia đình nghèo tại huyện biên giới Ea Súp (Đắk Lắk) đã vươn lên thoát nghèo nhờ các chương trình tín dụng chính sách. Chỉ trong 2 năm từ năm 2016 - 2018, hộ nghèo tại huyện Ea Súp giảm từ 9.198 hộ xuống còn 7.132 hộ (giảm hơn 16%). Trong đó, hộ nghèo đồng bào DTTS giảm từ 5.267 hộ xuống còn 4.122 hộ (giảm 21,38%).

Theo Báo Đắk Lắk