Nâng cao vai trò của HTX trong công tác xóa nghèo
(VBSP)
Trong những năm qua, Liên minh HTX đã phối hợp với Sở LĐTB&XH, NHCSXH tỉnh Phú Yên đã xét duyệt cho HTX, tổ hợp tác, xã viên vay nhiều nguồn vốn của Trung ương và địa phương. Thông qua việc triển khai sâu rộng những chủ trương chính sách về phát triển và xây dựng nông thôn mới, công tác giảm nghèo như vay vốn tín dụng, xóa nhà tạm được HTX triển khai khá đồng bộ, tạo điều kiện cho các hộ xã viên tiếp cận vốn một cách dễ dàng
Theo Báo Phú Yên
Khởi sắc vùng đất khó
(VBSP)
Gia đình anh Giàng A Cháng ở bản Háng Là xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu), từ 2 bàn tay trắng giờ anh đã có cơ ngơi hàng trăm triệu đồng với trang trại chăn nuôi gần 100 con lợn, 4.000m2 mía, 1ha ngô, lúa và 500m2 ao thả cá. Anh Cháng cho biết: "Nếu chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ thì không thể giàu được nên năm 2008, tôi đã vay 15 triệu đồng từ NHCSXH huyện cùng với số vốn bố mẹ tích cóp để lại, đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi". Có vốn anh còn đầu tư chiếc máy cưa, xẻ gỗ cho bà con trong xã, tăng thêm thu nhập
Theo Báo Lai Châu
73,42% tổng số hộ dân tại Hoà Bình được sử dụng nước hợp vệ sinh
(VBSP)
Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, các cấp chính quyền, thông qua sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tỉnh Hoà Bình đã từng bước đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung (tự chảy và bơm dẫn), công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình bằng nguồn vốn của NHCSXH hay các công trình cấp nước bằng giếng đào, giếng khoan... Từ đó, góp phần cải thiện thực trạng sử dụng nguồn nước, toàn tỉnh đã có 73,42% tổng số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh
Theo Báo Hòa Bình
Hội PN phường 3 tạo việc làm cho hội viên
(VBSP)
Để tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế gia đình, hàng năm, Hội PN phường 3 (TP. Vũng Tàu) đứng ra tín chấp với NHCSXH, LĐLĐ để vay vốn giúp đỡ các chị em nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Với mức được vay chỉ từ 10 - 15 triệu đồng nhưng hầu hết chị em được vay vốn đã sử dụng nguồn vốn được vay đúng mục đích, mang lại hiệu quả. Chị Nguyễn Thị Loan, địa chỉ 221/41 Trương Công Định được hội đứng ra tín chấp với NHCSXH vay 10 triệu đồng năm 2010. Có vốn, chị Loan mua một chiếc máy may cùng ít phụ kiện để sửa quần áo, một phần còn lại chị mở quầy tạp hóa nhỏ. Từ các hoạt động này, mỗi tháng chị Loan thu nhập 3 - 4 triệu đồng
Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
An sinh xã hội - cơ hội vượt nghèo
(VBSP)
Chín tháng qua, huyện Yên Lập (Phú Thọ) luôn quan tâm làm tốt công tác an sinh xã hội đạt kết quả nổi bật, trong đó: đã tổ chức triển khai xóa nhà tạm cho 42 hộ nghèo ở thị trấn Yên Lập với tổng số vốn hỗ trợ gần 700 triệu đồng. Ngoài số tiền được hỗ trợ, các hộ còn được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH huyện với số tiền 8 triệu đồng/hộ
Theo Báo Phú Thọ
6.501 hộ nông dân SXKD giỏi các cấp ở Đông Hoà
(VBSP)
Trong 5 năm qua, Hội ND huyện Đông Hòa (Phú Yên) đã phối hợp với các ngành tổ chức các lớp khuyến nông, khuyến ngư cho 8.906 lượt người tham gia; đồng thời, nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách qua NHCSXH với tổng dư nợ hơn 41 tỷ đồng, với 3.493 hộ vay. Tổng kết phong trào thi đua "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" năm 2011, toàn huyện có 6.501 hộ nông dân SXKD giỏi các cấp
Theo Báo Phú Yên
Trên 4 nghìn hộ CCB được hỗ trợ vốn phát triển kinh tế
(VBSP)
Từ đầu năm 2012 đến nay, các cấp Hội CCB huyện Phù Mỹ (Bình Định) đã khai thác nguồn vốn tín dụng từ NHCSXH với tổng số tiền trên 14,4 tỷ đồng, cho 980 hộ CCB vay phát triển kinh tế, cải thiện đời sống gia đình. Hiện tổng dư nợ ủy thác từ nguồn vốn NHCSXH do Hội CCB huyện khai thác và quản lý trên 47,5 tỷ đồng, tạo điều kiện cho 4.051 hộ vay để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống...
Theo Báo Bình Định
Người hết lòng với hội
(VBSP)
"Dù nắng hay mưa, lúc nào bà con cần giúp đỡ là anh Tụ có mặt ngay", hội viên nông dân xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc (Nam Định) nói về thủ lĩnh của mình, anh Trần Công Tụ - Chủ tịch Hội ND xã.
Hỏi về công việc của ông Chủ tịch, anh Tụ chia sẻ: "Bà con trong xã mải với công việc đồng áng, làm ăn nên trước đây không mấy người tham gia sinh hoạt hội. Tôi thấy, muốn tập hợp nông dân vào hội, trước hết hội phải giúp họ phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Đến nay, hội đã phối hợp với NHCSXH cho nông dân vay 3 tỷ đồng. Hàng năm, Hội ND mở lớp học nghề nuôi trồng thủy sản, trồng cây cảnh, may... để giúp nông dân nâng cao tay nghề"
Theo NTNN
Kỳ tích xóa hộ nghèo ở Đà Nẵng
(VBSP)
Từ đầu năm 2012 đến nay, theo Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu giảm nghèo TP. Đà Nẵng, đã có 3.797 hộ nghèo trong tổng số 6.766 hộ nghèo toàn thành phố. Bằng nhiều hình thức vận động, hỗ trợ thiết thực, đồng bộ của cả cộng đồng đã giúp người nghèo, hộ nghèo từng bước vươn lên thoát đói, giảm nghèo bền vững. Trong đó, chương trình cho vay tín dụng ưu đãi do NHCSXH triển khai đã trực tiếp cho 1.504 hộ nghèo vay vốn làm ăn với tổng số tiền trên 22,2 tỷ đồng...
(Theo TN)
1.438 lao động nông thôn ở Thuận Nam được đào tạo nghề, giải quyết việc làm
(VBSP)
Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện công tác dạy nghề lao động nông thôn, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đã tổ chức được 46 lớp dạy nghề, thu hút 1.438 học viên. Năm 2012, huyện tiếp tục tổ chức chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 19 lớp/571 học viên. Lao động nông thôn sau khi học nghề được NHCSXH huyện cho vay trên 1,8 tỷ đồng, tạo việc làm tại chỗ cho 180 người thuộc diện hộ nghèo sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn
(Theo Báo Ninh Thuận)
Hiệu quả từ mô hình CLB gia đình trẻ ở Vân Đồn
(VBSP)
Sau hơn 5 năm thành lập, mô hình CLB gia đình trẻ ở xã Vân Đồn, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đã thu hút và phát triển được 4 nhóm lập nghiệp với hơn 100 thành viên tự nguyện tham gia. Để tạo điều kiện hơn cho các đoàn viên thanh niên tham gia, Đoàn xã đã đứng ra ký uỷ thác với NHCSXH vay gần 400 triệu đồng, cộng với số quỹ của các thành viên đóng góp để giúp nhau vay phát triển kinh tế.
(Theo Báo Phú Thọ)
Sản xuất miến ở Ngòi Đong đã phát huy hiệu quả
(VBSP)
Tạo điều kiện cho làng miến Ngòi Đong (xã Giới Phiên) xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh SXKD, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, năm 2010, TP. Yên Bái đã quyết định bổ sung thêm quy định hỗ trợ các cơ sở sản xuất miến đao trên địa bàn. Ngay sau lễ công bố làng nghề, người làm miến tiếp tục được hỗ trợ thêm 10 máy ép miến bán tự động; NHCSXH tỉnh cũng tiếp tục giải ngân cho mỗi hộ làm miến vay 50 triệu đồng, hai năm đầu không tính lãi. Hỗ trợ của tỉnh, của thành phố về vốn, kỹ thuật, đặc biệt là việc đưa máy móc vào sản xuất đã phát huy hiệu quả tích cực (Theo Báo Yên Bái).
Nợ quá hạn ở Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ chiếm 0,99% tổng dư nợ
(VBSP)
Trong 10 tháng đầu năm 2012, NHCSXH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho vay đạt 232,5 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ cho vay đến đầu tháng 11 lên hơn 1.030 tỷ đồng.
Nguồn vốn cho vay của ngân hàng đã giúp cho hơn 60 ngàn hộ vay vốn SXKD, phục vụ nhu cầu học tập của con em là HSSV, làm nhà ở, xây dựng hệ thống cấp nước sạch, làm hầm biogas, hố xí hợp vệ sinh, thực hiện các dự án GQVL cho lao động địa phương, vay vốn đi lao động nước ngoài...
Thời gian qua, NHCSXH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc bình xét cho vay, giải ngân, sử dụng vốn và trả nợ đến hạn, nhờ vậy, chất lượng tín dụng được cải thiện tích cực so với trước đây, dư nợ quá hạn đến nay là 10,2 tỷ đồng, chiếm 0,99%/tổng dư nợ (Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu).
Bắc Giang giải ngân gần 28 tỷ đồng cho vay NS&VSMTNT
(VBSP)
Từ đầu năm đến nay, NHCSXH tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh cho vay xây dựng công trình NS&VSMTNT. Tổng doanh số cho vay 10 tháng của năm 2012 ước đạt gần 28 tỷ đồng với hơn 3.500 lượt khách hàng vay vốn, đạt kế hoạch đề ra từ đầu năm. Với số vốn cho vay ưu đãi lãi suất 0,9%/tháng và kinh phí tự có của các hộ gia đình, trong 10 tháng qua toàn tỉnh Bắc Giang đã có hơn 7 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh gia đình gồm bể nước, giếng khoan, nhà vệ sinh tự hoại... được xây dựng mới, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn (Theo Báo Bắc Giang).
Món vay nhỏ, tiềm năng lớn
(VBSP)
Theo nhiều cuộc điều tra của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cùng Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam về khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng của các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh nhỏ, ở tất cả địa phương đều có điểm chung: thiếu thông tin và tâm lý e ngại không có khả năng thanh toán khi đi vay ở các ngân hàng. Hầu hết, các huyện miền núi đều có dư nợ vay NHCSXH với nhiều chương trình tín dụng ưu đãi. Riêng NHCSXH có mạng lưới tới thôn, xã còn các Ngân hàng Thương mại khác đều chỉ dừng lại ở cấp huyện, thành phố và chưa mặn mà với thị trường thu nhập thấp. Một vài ngân hàng còn cho rằng, các khoản vay nhỏ thì không thể sinh lợi. Người dân cần vốn sản xuất nhưng ngại đến ngân hàng hoặc không biết thủ tục, còn ngân hàng chưa chú trọng đến tín dụng vi mô (mức vay nhỏ). Đó là thực tế cần thay đổi (Theo Báo Quảng Nam).