Lý Nhân giải ngân 134.746 triệu đồng cho HSSV nghèo vay phục vụ học tập

(VBSP)  134.746 triệu đồng là tổng số tiền NHCSXH huyện Lý Nhân (Hà Nam) đã cho HSSV nghèo vay từ năm 2007 đến nay. Trong đó: doanh số giải ngân qua thẻ ATM là 29.358 triệu đồng chiếm tỷ trọng 21,79%.

 5 năm qua, NHCSXH huyện Lý Nhân luôn thực hiện tốt Quyết định 157/2007QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình tín dụng HSSV. Các trường họp vay vốn bảo đảm đúng đối tượng thông qua việc bình xét công khai, dân chủ của các hội, đoàn thể cấp xã cùng Tổ TK&VV. 

NHCSXH huyện thành lập 23 Điểm giao dịch tại 23 xã, thị trấn trong toàn huyện với 407 Tổ TK&VV; tổ chức trực giao dịch tại các xã vào một ngày cố định trong tháng giúp các đối tượng trực tiếp tiêu thụ hưởng thuận tiện khi giao dịch, giải quyết những khó khăn, vướng mắc đảm bảo cho việc thực hiện Nghị quyết 157 đạt hiệu quả cao

Theo Báo Hà Nam

An cư để lạc nghiệp

(VBSP)  Theo Trưởng phòng Văn hóa - Xã hội của UBND tỉnh Sóc Trăng Tôn Quang Hoàng: Chương trình hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm bằng những ngôi nhà kiên cố, theo Quyết định 167/2008/QÐ-TTg là chương trình có ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc, được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Với phương châm "Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để làm nhà ở", mỗi hộ gia đình được hỗ trợ 8,4 triệu đồng từ nguồn vốn của Nhà nước và được vay ưu đãi từ NHCSXH 8 triệu đồng để làm nhà ở

Theo Báo ND

Công tác giảm nghèo ở xã Tân Hải: Hướng đi phù hợp

(VBSP)  Người dân ở xã Tân Hải, huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu) chủ yếu sống bằng nghề nông như trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi.. Vì vậy, công tác giảm hộ nghèo được UBND xã và các ban, ngành, đoàn thể coi là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo đã có sự liên kết giữa các ban, ngành với NHCSXH huyện Tân Thành để xét duyệt cho hộ nghèo vay vốn, thu hồi vốn đến hạn, quá hạn. Riêng trong năm 2012, xã phối hợp với NHCSXH huyện thẩm định giải ngân cho 101 hộ vay với số tiền hơn 1,1 tỷ đồng.  

Năm 2000, gia đình ông Vũ Văn Công từ tỉnh Nam Định tìm vào vùng đất Tân Thành lập nghiệp. Được sự hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể địa phương, ông Công vay 10 triệu đồng vốn xóa nghèo từ NHCSXH để trồng rau thơm các loại. Cô con gái út học ở trường Trung cấp Y tế cũng được vay thêm 10 triệu đồng vốn hỗ trợ HSSV nghèo. Mặc dù, thu nhập từ trồng rau thơm chưa thể làm giàu, nhưng cũng đủ chi tiêu hàng ngày. Năm 2012, gia đình ông đã đăng ký thoát nghèo

Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Hộ nghèo ở huyện Dương Minh Châu ngày càng giảm

(VBSP)  3 năm qua, số hộ nghèo ở huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) năm sau luôn thấp hơn năm trước, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên. Ban Chỉ đạo giảm nghèo của huyện đã phối hợp với NHCSXH cho 7.321 lượt hộ vay với số tiền hơn 155 triệu đồng để hỗ trợ giải quyết việc làm, chăn nuôi, phát triển sản xuất nhằm cải thiện đời sống; hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí cho 1.078 lượt HSSV; xây tặng 724 căn nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở... Nhờ đó đã làm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2.013 hộ trong năm 2010 xuống còn 1.123 hộ trong năm 2012

Theo Báo Tây Ninh

Người Công giáo thi đua sống tốt đời, đẹp đạo

(VBSP)  Theo Quyết định 52/2012/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, từ ngày 01/01/2013, người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm trong nước và hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 3 năm kể từ khi có quyết định thu hồi đất. Ngoài ra, người lao động cũng được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ NHCSXH để chi trả các chi phí cần thiết để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài...

Theo HNM

Chính sách hỗ trợ lao động bị thu hồi đất nông nghiệp

(VBSP)  Theo Quyết định 52/2012/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, từ ngày 01/01/2013, người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm trong nước và hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 3 năm kể từ khi có quyết định thu hồi đất. Ngoài ra, người lao động cũng được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ NHCSXH để chi trả các chi phí cần thiết để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài...

Theo Cổng TTĐTCP

Giảm nghèo theo hướng mới

(VBSP)  Năm 2012, cũng là năm được ghi nhận có những kết quả nổi trội về chăm lo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội ở TP. HCM. Quỹ xóa nghèo của thành phố hiện có hơn 247 tỷ đồng, đang hỗ trợ vốn cho hơn 32 nghìn hộ nghèo (gần 200 tỷ đồng). NHCSXH đã hỗ trợ hơn 53 nghìn hộ nghèo vay với số tiền 794 tỷ đồng. Ngoài những định hướng lớn, lâu dài, đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 theo chủ trương chung của Trung ương, thì kế hoạch cho năm 2013 của thành phố là thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo...

Theo Báo Tuổi trẻ

Lên rừng nuôi lợn, trồng cam

(VBSP)  Năm 2007, được Hội ND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) cho đi tham quan mô hình nuôi lợn rừng ở huyện Củ Chi (TP. HCM) và tỉnh Tây Ninh. Ông Bùi Quế làm hồ sơ vay NHCSXH 30 triệu đồng, cùng với gần 100 triệu đồng vay mượn anh em, ông đầu tư làm chuồng trại. Đến nay, trang trại của ông có 35 con lợn rừng, trong đó có 8 con lợn nái chuyên cung cấp giống cho thị trường Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa. Sau 5 năm lên lập nghiệp ở vùng kinh tế mới xã Thượng Lộc, ông Quế đã tạo dựng được trang trại trồng cam và nuôi lợn rừng, thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm

Theo Báo NTNN

Chi trả kiều hối tại Phú Yên: Nhiều dịch vụ tiện ích

(VBSP)  iện trên địa bàn tỉnh Phú Yên có nhiều Ngân hàng Thương mại triển khai dịch vụ chi trả kiều hối, mỗi đơn vị có những thế mạnh riêng để thu hút khách hàng. Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) tỉnh Phú Yên phối hợp với NHCSXH tỉnh Phú Yên khai trương đại lý phụ chi trả kiều hối Western Union. Khi người thân chuyển kiều hối qua BIDV tỉnh Phú Yên, ngoài việc nhận tiền tại chi nhánh và các Phòng giao dịch của ngân hàng này, khách hàng còn có thể đến các Phòng giao dịch tại 9 huyện và 112 Điểm giao dịch xã/phường của hệ thống NHCSXH tỉnh Phú Yên để nhận tiền. Trong thời gian đầu, NHCSXH tỉnh Phú Yên sẽ quy đổi kiều hối theo tỷ giá tại thời điểm nhận và chi trả cho khách hàng. Theo ông Hồ Văn Thục - Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Phú Yên, hiện đơn vị này có mạng lưới giao dịch lan rộng đến tận các xã vùng sâu, vùng xa nên khách hàng không cần phải đến trung tâm huyện, thị xã, thành phố để nhận tiền

Theo Báo Phú Yên

Chủ tịch hội vì nông dân

(VBSP)  ốt nghiệp trung cấp nông nghiệp, sau mấy năm làm Phó Trưởng Công an xã, đầu năm 2011, anh Lê Văn Hiệu được bầu Chủ tịch Hội ND xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Thông qua Hội ND xã, nông dân Phúc Trạch được vay hơn 4 tỷ đồng nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH để sản xuất kinh doanh. Lê Văn Hiệu dành nhiều thời gian để đến các chi hội, đến nhà từng hội viên trao đổi cách làm ăn, lắng nghe ý kiến và tư vấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi

Theo ND

Điện Biên doanh số cho vay đạt trên 242,7 tỷ đồng

(VBSP)  ính đến cuối tháng 11/2012, doanh số cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH tỉnh Điện Biên đạt 242,744 tỷ đồng, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước; doanh số thu nợ 156,05 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cho vay hộ nghèo 146,586 tỷ đồng, giảm 9,2%; cho vay HSSV 24,221 tỷ đồng; cho vay giải quyết việc làm 15,385 tỷ đồng, tăng 12,3% cho vay hộ nghèo làm nhà ở 3,176 tỷ đồng, tăng 3,5%... NHCSXH tỉnh Điện Biên đang tập trung chỉ đạo NHCSXH các huyện có biện pháp thu nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ khoanh nhằm bảo toàn nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Số lượt khách hàng vay vốn trong 11 tháng qua trên 11.300 lượt hộ, đạt tổng dư nợ trên 1.270,6 tỷ đồn

CTV

Làm giàu từ mô hình VACR

(VBSP)  Xuất phát từ cuộc sống khó khăn, anh Lò Văn Diện ở bản Huổi Hộc, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên (Điện Biên) đã tận dụng điều kiện sẵn có để phát triển kinh tế gia đình theo mô hình VACR. Sau nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ anh quyết định vay vốn NHCSXH để đào ao và đầu tư mua giống cá các loại về thả. Kết hợp trồng rừng để vừa có thu nhập vừa góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Qua nhiều năm lao động đến nay cuộc sống của gia đình anh đã từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương mình

CTV

Làm giàu từ cây dong giềng

(VBSP)  hững năm gần đây, cây dong giềng đã trở thành cây xóa nghèo không chỉ cho gia đình chị Lò Thị Chanh ở bản Tà Cáng 1, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên (Điện Biên) mà cho cả bà con nhân dân trong xã. Năm 2004, với số vốn tiết kiệm được, gia đình chị vay thêm 20 triệu đồng từ NHCSXH để đầu tư mua giống dong giềng về cho hơn 20 hộ trong bản trồng trên 20ha. Do phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên đã cho năng suất cao đạt 60 tấn/ha. Khi dong giềng bắt đầu cho thu hoạch, thị trường tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, gia đình chị đã vay thêm vốn NHCSXH và anh em trong gia đình để đầu tư mua 3 xe ô tô vận chuyển và mua các thiết bị máy móc để mở xưởng sản xuất dong giềng, nhờ vậy mỗi năm gia đình chị thu về hơn 100 triệu đồng

CTV

Minh Xuân trên đường xóa nghèo

(VBSP)  Để đảm bảo nguồn vốn vay được sử dụng có hiệu quả, trong nhiệm kỳ, Hội ND các cấp huyện đã chủ động phối hợp cùng với NHCSXH huyện tổ chức kiểm được 72 lượt cơ sở hội và 254 lượt Tổ TK&VV. Qua kiểm tra các tổ đều thực hiện theo đúng quy định hướng dẫn của ngân hàng; các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả

Theo Báo Yên Bái

Hội ND huyện Bạch Thông hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

(VBSP)  Nhằm hỗ trợ hội viên về vốn đầu tư cho sản xuất, Hội ND huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã đứng ra tín chấp với NHCSXH huyện để hội viên vay vốn. Tính đến tháng 8/2012, Hội đã quản lý 78 Tổ TK&VV với tổng dư nợ trên 51 tỷ đồng cho 3.327 lượt hội viên vay. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm từ năm 2010, Hội ND các cấp trên địa bàn huyện đã tích cực phối hợp với NHCSXH huyện tuyên truyền, vận động các thành viên vay vốn trong tổ tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng được trên 800 triệu đồng.

Để đảm bảo nguồn vốn vay được sử dụng có hiệu quả, trong nhiệm kỳ, Hội ND các cấp huyện đã chủ động phối hợp cùng với NHCSXH huyện tổ chức kiểm được 72 lượt cơ sở hội và 254 lượt Tổ TK&VV. Qua kiểm tra các tổ đều thực hiện theo đúng quy định hướng dẫn của ngân hàng; các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả

Theo Báo Bắc Kạn

Giúp phụ nữ dân tộc Khmer thoát nghèo bền vững

(VBSP)  Tháng 10/2006, mô hình “Vận động phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế hộ gia đình” chính thức được thực hiện thí điểm tại khu vực 2, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn (TP. Cần Thơ) với 20 hội viên phụ nữ dân tộc Khmer tham gia. Các hội viên tham gia được Chi hội PN khu vực đứng ra bảo lãnh vay tín chấp của NHCSXH với lãi suất thấp. Nhờ vậy, đã giúp nhiều phụ nữ dân tộc Khmer nghèo cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho gia đình, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững

Theo Báo Cần Thơ

Mở hướng thoát nghèo

(VBSP)  Nhờ linh hoạt trong cung cách làm ăn, tận dụng tối đa điều kiện sẵn có của địa phương và gia đình, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn vốn vay để thoát nghèo. Bà Quách Thị Bình, ấp Kinh Ba, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), phấn khởi: “Gia đình tôi rất ít đất sản xuất, được Hội PN thị trấn vận động và hỗ trợ nguồn vốn vay uỷ thác từ NHCSXH, tôi cải tạo đất trồng rau củ quả cho thu nhập khá ổn định, giờ đã thoát nghèo”

Theo Báo Cà Mau

Tổng dư nợ của NHCSXH TP. Bảo Lộc đạt gần 191 tỷ đồng

(VBSP)  Trong 10 tháng đầu năm nay, NHCSXH TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã huy động được nguồn vốn gần 1 tỷ đồng, cùng với vốn thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, qua đó đã giải quyết cho gần 4 nghìn lượt khách hàng vay với số tiền trên 41 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và thoát nghèo, đưa tổng dư nợ hộ nghèo hiện có lên 190,7 tỷ đồng, tăng gần 6,4 tỷ đồng so với đầu năm, đạt gần 95% kế hoạch giao cả năm, với hơn 10.430 hộ dư nợ. Trong đó: dư nợ cho vay HSSV có khoàn cảnh khó khăn trên 101 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất gần 53%, tiếp đến là dư nợ cho vay hộ nghèo 52,2 tỷ, chiếm tỷ lệ  27%  và dư nợ cho vay hộ gia đình SXKDVKK trên 17 tỷ đồng chiếm tỷ lệ gần 9%; còn lại dư nợ 6 chương trình tín dụng khác trên 20 tỷ đồng.

Nhờ làm tốt công tác kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tổ chức thu hồi nợ đến hạn, quá hạn nên tỷ lệ nợ quá hạn thấp chỉ 1,2% so với tổng dư nợ

Theo Báo Lâm Đồng

Đồng Xuân có hơn 8.300 hộ nghèo được vay vốn chính sách

(VBSP)  Theo NHCSXH huyện Đồng Xuân, hiện tổng dư nợ của đơn vị đạt 147,2 tỷ đồng, cho hơn 8.300 hộ vay vốn, tăng 17,4 tỷ đồng so với đầu năm.

Những chương trình tín dụng có dư nợ cao là hộ nghèo vay hơn 71 tỷ đồng, cho HSSV vay hơn 31 tỷ đồng, hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn vay gần 24,5 tỷ đồng... Huyện Đồng Xuân là một trong những đơn vị có nợ quá hạn thấp nhất trong hệ thống NHCSXH Phú Yên với gần 1,5 tỷ đồng, chiếm 1,01% tổng dư nợ.

Ông Lê Trọng Khoan - Phó Giám đốc NHCSXH huyện Đồng Xuân cho biết: Đến cuối năm, đơn vị phấn đấu tăng dư nợ lên 155 tỷ đồng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 0,9% tổng dư nợ

Theo Báo Phú Yên

“Tự thân mỗi người, mỗi gia đình phải có động lực để xóa nghèo”

(VBSP)  Đó là lời tâm sự chân thành của chàng trai trẻ Lù Chiến Binh, xã Đông Hà, huyện Quản Bạ (Hà Giang). Trước kia, gia đình anh cũng nghèo như bao hộ dân trong xã nhưng anh vẫn quyết tâm tìm đường thoát nghèo. Cuối năm 2010, anh đã vay 30 triệu đồng tiền vốn NHCSXH huyện để đầu tư chăn nuôi lợn. Nhờ đó, cuộc sống gia đình đã bớt khó khăn, cuối năm 2011, Binh mạnh dạn báo cáo với cán bộ xã xin chuyển từ hộ nghèo lên hộ trung bình

Theo Báo Hà Giang