Chi trả kiều hối tại Phú Yên: Nhiều dịch vụ tiện ích

(VBSP)  iện trên địa bàn tỉnh Phú Yên có nhiều Ngân hàng Thương mại triển khai dịch vụ chi trả kiều hối, mỗi đơn vị có những thế mạnh riêng để thu hút khách hàng. Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) tỉnh Phú Yên phối hợp với NHCSXH tỉnh Phú Yên khai trương đại lý phụ chi trả kiều hối Western Union. Khi người thân chuyển kiều hối qua BIDV tỉnh Phú Yên, ngoài việc nhận tiền tại chi nhánh và các Phòng giao dịch của ngân hàng này, khách hàng còn có thể đến các Phòng giao dịch tại 9 huyện và 112 Điểm giao dịch xã/phường của hệ thống NHCSXH tỉnh Phú Yên để nhận tiền. Trong thời gian đầu, NHCSXH tỉnh Phú Yên sẽ quy đổi kiều hối theo tỷ giá tại thời điểm nhận và chi trả cho khách hàng. Theo ông Hồ Văn Thục - Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Phú Yên, hiện đơn vị này có mạng lưới giao dịch lan rộng đến tận các xã vùng sâu, vùng xa nên khách hàng không cần phải đến trung tâm huyện, thị xã, thành phố để nhận tiền

Theo Báo Phú Yên

Chủ tịch hội vì nông dân

(VBSP)  ốt nghiệp trung cấp nông nghiệp, sau mấy năm làm Phó Trưởng Công an xã, đầu năm 2011, anh Lê Văn Hiệu được bầu Chủ tịch Hội ND xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Thông qua Hội ND xã, nông dân Phúc Trạch được vay hơn 4 tỷ đồng nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH để sản xuất kinh doanh. Lê Văn Hiệu dành nhiều thời gian để đến các chi hội, đến nhà từng hội viên trao đổi cách làm ăn, lắng nghe ý kiến và tư vấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi

Theo ND

Điện Biên doanh số cho vay đạt trên 242,7 tỷ đồng

(VBSP)  ính đến cuối tháng 11/2012, doanh số cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH tỉnh Điện Biên đạt 242,744 tỷ đồng, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước; doanh số thu nợ 156,05 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cho vay hộ nghèo 146,586 tỷ đồng, giảm 9,2%; cho vay HSSV 24,221 tỷ đồng; cho vay giải quyết việc làm 15,385 tỷ đồng, tăng 12,3% cho vay hộ nghèo làm nhà ở 3,176 tỷ đồng, tăng 3,5%... NHCSXH tỉnh Điện Biên đang tập trung chỉ đạo NHCSXH các huyện có biện pháp thu nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ khoanh nhằm bảo toàn nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Số lượt khách hàng vay vốn trong 11 tháng qua trên 11.300 lượt hộ, đạt tổng dư nợ trên 1.270,6 tỷ đồn

CTV

Làm giàu từ mô hình VACR

(VBSP)  Xuất phát từ cuộc sống khó khăn, anh Lò Văn Diện ở bản Huổi Hộc, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên (Điện Biên) đã tận dụng điều kiện sẵn có để phát triển kinh tế gia đình theo mô hình VACR. Sau nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ anh quyết định vay vốn NHCSXH để đào ao và đầu tư mua giống cá các loại về thả. Kết hợp trồng rừng để vừa có thu nhập vừa góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Qua nhiều năm lao động đến nay cuộc sống của gia đình anh đã từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương mình

CTV

Làm giàu từ cây dong giềng

(VBSP)  hững năm gần đây, cây dong giềng đã trở thành cây xóa nghèo không chỉ cho gia đình chị Lò Thị Chanh ở bản Tà Cáng 1, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên (Điện Biên) mà cho cả bà con nhân dân trong xã. Năm 2004, với số vốn tiết kiệm được, gia đình chị vay thêm 20 triệu đồng từ NHCSXH để đầu tư mua giống dong giềng về cho hơn 20 hộ trong bản trồng trên 20ha. Do phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên đã cho năng suất cao đạt 60 tấn/ha. Khi dong giềng bắt đầu cho thu hoạch, thị trường tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, gia đình chị đã vay thêm vốn NHCSXH và anh em trong gia đình để đầu tư mua 3 xe ô tô vận chuyển và mua các thiết bị máy móc để mở xưởng sản xuất dong giềng, nhờ vậy mỗi năm gia đình chị thu về hơn 100 triệu đồng

CTV

Minh Xuân trên đường xóa nghèo

(VBSP)  Để đảm bảo nguồn vốn vay được sử dụng có hiệu quả, trong nhiệm kỳ, Hội ND các cấp huyện đã chủ động phối hợp cùng với NHCSXH huyện tổ chức kiểm được 72 lượt cơ sở hội và 254 lượt Tổ TK&VV. Qua kiểm tra các tổ đều thực hiện theo đúng quy định hướng dẫn của ngân hàng; các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả

Theo Báo Yên Bái

Hội ND huyện Bạch Thông hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

(VBSP)  Nhằm hỗ trợ hội viên về vốn đầu tư cho sản xuất, Hội ND huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã đứng ra tín chấp với NHCSXH huyện để hội viên vay vốn. Tính đến tháng 8/2012, Hội đã quản lý 78 Tổ TK&VV với tổng dư nợ trên 51 tỷ đồng cho 3.327 lượt hội viên vay. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm từ năm 2010, Hội ND các cấp trên địa bàn huyện đã tích cực phối hợp với NHCSXH huyện tuyên truyền, vận động các thành viên vay vốn trong tổ tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng được trên 800 triệu đồng.

Để đảm bảo nguồn vốn vay được sử dụng có hiệu quả, trong nhiệm kỳ, Hội ND các cấp huyện đã chủ động phối hợp cùng với NHCSXH huyện tổ chức kiểm được 72 lượt cơ sở hội và 254 lượt Tổ TK&VV. Qua kiểm tra các tổ đều thực hiện theo đúng quy định hướng dẫn của ngân hàng; các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả

Theo Báo Bắc Kạn

Giúp phụ nữ dân tộc Khmer thoát nghèo bền vững

(VBSP)  Tháng 10/2006, mô hình “Vận động phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế hộ gia đình” chính thức được thực hiện thí điểm tại khu vực 2, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn (TP. Cần Thơ) với 20 hội viên phụ nữ dân tộc Khmer tham gia. Các hội viên tham gia được Chi hội PN khu vực đứng ra bảo lãnh vay tín chấp của NHCSXH với lãi suất thấp. Nhờ vậy, đã giúp nhiều phụ nữ dân tộc Khmer nghèo cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho gia đình, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững

Theo Báo Cần Thơ

Mở hướng thoát nghèo

(VBSP)  Nhờ linh hoạt trong cung cách làm ăn, tận dụng tối đa điều kiện sẵn có của địa phương và gia đình, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn vốn vay để thoát nghèo. Bà Quách Thị Bình, ấp Kinh Ba, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), phấn khởi: “Gia đình tôi rất ít đất sản xuất, được Hội PN thị trấn vận động và hỗ trợ nguồn vốn vay uỷ thác từ NHCSXH, tôi cải tạo đất trồng rau củ quả cho thu nhập khá ổn định, giờ đã thoát nghèo”

Theo Báo Cà Mau

Tổng dư nợ của NHCSXH TP. Bảo Lộc đạt gần 191 tỷ đồng

(VBSP)  Trong 10 tháng đầu năm nay, NHCSXH TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã huy động được nguồn vốn gần 1 tỷ đồng, cùng với vốn thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, qua đó đã giải quyết cho gần 4 nghìn lượt khách hàng vay với số tiền trên 41 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và thoát nghèo, đưa tổng dư nợ hộ nghèo hiện có lên 190,7 tỷ đồng, tăng gần 6,4 tỷ đồng so với đầu năm, đạt gần 95% kế hoạch giao cả năm, với hơn 10.430 hộ dư nợ. Trong đó: dư nợ cho vay HSSV có khoàn cảnh khó khăn trên 101 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất gần 53%, tiếp đến là dư nợ cho vay hộ nghèo 52,2 tỷ, chiếm tỷ lệ  27%  và dư nợ cho vay hộ gia đình SXKDVKK trên 17 tỷ đồng chiếm tỷ lệ gần 9%; còn lại dư nợ 6 chương trình tín dụng khác trên 20 tỷ đồng.

Nhờ làm tốt công tác kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tổ chức thu hồi nợ đến hạn, quá hạn nên tỷ lệ nợ quá hạn thấp chỉ 1,2% so với tổng dư nợ

Theo Báo Lâm Đồng

Đồng Xuân có hơn 8.300 hộ nghèo được vay vốn chính sách

(VBSP)  Theo NHCSXH huyện Đồng Xuân, hiện tổng dư nợ của đơn vị đạt 147,2 tỷ đồng, cho hơn 8.300 hộ vay vốn, tăng 17,4 tỷ đồng so với đầu năm.

Những chương trình tín dụng có dư nợ cao là hộ nghèo vay hơn 71 tỷ đồng, cho HSSV vay hơn 31 tỷ đồng, hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn vay gần 24,5 tỷ đồng... Huyện Đồng Xuân là một trong những đơn vị có nợ quá hạn thấp nhất trong hệ thống NHCSXH Phú Yên với gần 1,5 tỷ đồng, chiếm 1,01% tổng dư nợ.

Ông Lê Trọng Khoan - Phó Giám đốc NHCSXH huyện Đồng Xuân cho biết: Đến cuối năm, đơn vị phấn đấu tăng dư nợ lên 155 tỷ đồng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 0,9% tổng dư nợ

Theo Báo Phú Yên

“Tự thân mỗi người, mỗi gia đình phải có động lực để xóa nghèo”

(VBSP)  Đó là lời tâm sự chân thành của chàng trai trẻ Lù Chiến Binh, xã Đông Hà, huyện Quản Bạ (Hà Giang). Trước kia, gia đình anh cũng nghèo như bao hộ dân trong xã nhưng anh vẫn quyết tâm tìm đường thoát nghèo. Cuối năm 2010, anh đã vay 30 triệu đồng tiền vốn NHCSXH huyện để đầu tư chăn nuôi lợn. Nhờ đó, cuộc sống gia đình đã bớt khó khăn, cuối năm 2011, Binh mạnh dạn báo cáo với cán bộ xã xin chuyển từ hộ nghèo lên hộ trung bình

Theo Báo Hà Giang

Trao “cần câu” thay vì con cá

(VBSP)  Bảy, tám năm trước, hai vợ chồng ông Lê Tư ở khu phố 14, phường Phú Thủy, TP. Phan Thiết (Bình Thuận) bươn chải đủ nghề nhưng vẫn không đủ nuôi 10 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học. Một bước ngoặt đến với gia đình ông Tư. Năm 2006, được sự giúp đỡ của ban điều hành, đoàn thể khu phố 14, ông được NHCSXH cho vay 10 triệu đồng để chế biến nước mắm và mở tiệm sửa chữa xe máy. Không những được vay vốn giải quyết việc làm, mà các con ông Tư còn được ngân hàng cho vay tiền trang trải học phí học đại học. Nhờ cần cù, chịu khó nên việc làm ăn ngày càng phát triển, gia đình ông hiện là một trong những hộ giàu của khu phố 14

Theo Báo Bình Thuận

Điểm sáng giúp hội viên thoát nghèo bền vững

(VBSP)  Năm 2008, Ban Thường vụ Hội PN xã Thới Tân, huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) đã xây dựng mô hình nuôi heo sinh sản, triển khai trên hầu hết các ấp. Để mô hình đạt hiệu quả, Hội PN xã còn hỗ trợ, tạo điều kiện cho vay vốn từ NHCSXH, bình quân mỗi chị tham gia mô hình nuôi heo sinh sản được vay từ 6 - 10 triệu đồng. Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện, không chỉ giúp các chị em thoát nghèo mà còn là cầu nối tạo sự gắn kết, tăng cường tinh thần đoàn kết, tương trợ giữa các hội viên

Theo Báo Cần Thơ

Tỉnh Phú Yên hỗ trợ 800 triệu đồng cho người dân xây chòi tránh lũ

(VBSP)  UBND tỉnh Phú Yên vừa thống nhất sử dụng kinh phí của Quỹ phòng, chống thiên tai giúp 100 hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc 4 xã An Định, An Dân (huyện Tuy An), Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc (huyện Đồng Xuân) xây chòi tránh lũ. Theo đó, Ngoài mức hỗ trợ 10 triệu đồng từ ngân sách, vay ưu đãi từ NHCSXH 10 triệu đồng, đợt này, mỗi hộ còn được hỗ trợ thêm 8 triệu đồng.

Hiện Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên đã đưa ra 3 mẫu nhà chòi tránh lũ có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 - 3,6m tại vị trí xây dựng, trụ và sàn bằng bê tông cốt thép với diện tích xây dựng từ 12 - 15m2/chòi. Trên cơ sở đó, các hộ dựa vào mức ngập lụt trong 5 năm gần đây để xây dựng chòi độc lập với nhà hiện có, hoặc mở rộng trên cơ sở nhà hiện có và cải tạo nhà hiện có

Lê Hảo

Giải quyết, xử lý nợ cho lao động làm việc ở nước ngoài về nước trước thời hạn do nguyên nhân khách quan

(VBSP)  Tại buổi làm việc trực tiếp với người lao động và thân nhân của người lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước trước thời hạn do nguyên nhân khách quan, nhiều ý kiến, kiến nghị của người lao động về những khó khăn gặp phải khi về nước trước thời hạn đã được đại diện Lãnh đạo Sở LĐTB&XH và Giám đốc NHCSXH huyện Đức Linh giải đáp.

Vấn đề lớn nhất mà nhiều lao động đang phải đối mặt đó là khoản nợ tiền vay ngân hàng. Về vấn đề này, Giám đốc NHCSXH huyện Đức Linh có ý kiến, đối với người lao động về nước trước thời hạn do nguyên nhân khách quan, nếu có bản "Thanh lý hợp đồng" hoặc giấy tờ khác chứng minh hợp pháp thì sẽ được xem xét cho gia hạn nợ hoặc khoanh nợ trong thời hạn 5 năm. Nếu còn dư nợ và có nhu cầu tiếp tục vay vốn để đi XKLĐ thì NHCSXH có thể xem xét cho vay một khoản mới. Còn với những trường hợp không thanh lý hợp đồng thì không đủ cơ sở khoanh nợ, vẫn phải chịu sự đôn đốc thu nợ theo cam kết cho vay

TheoĐài PT&TH Bình Thuận

Hơn 10.500 hộ nghèo ở Tiền Giang được hỗ trợ nhà ở

(VBSP)  Ngày 15/11, UBND tỉnh Tiền Giang tổng kết chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh. Qua 4 năm (2009-2012) triển khai thực hiện, toàn tỉnh có 10.535 hộ gia đình nghèo được hỗ trợ nhà ở với tổng nguồn vốn giải ngân hơn 258 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách Trung ương gần 70 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương hơn 60,5 tỷ đồng, còn lại là vốn vay NHCSXH và vốn huy động khác

TheoĐT ĐCSVN

Nông dân Chamalea Đoa, điển hình sản xuất giỏi

(VBSP)  Ở thôn Rã Giữa, xã Phước Trung, huyện Bác Ái (Ninh Thuận), anh Chamalea Đoa được mọi người biết đến là một điển hình nông dân trẻ sản xuất giỏi. Năm 1998, sau khi lập gia đình, Chamalea Đoa vay vốn NHCSXH 8 triệu đồng để nuôi bò sinh sản, kết hợp với chăm chỉ bám ruộng rẫy để làm ăn. Từ chỗ chỉ có vài con bò, anh đã gây đàn lên đến trên 20 con, mỗi năm bán 3 - 4 con cho thu nhập trên 40 triệu đồng. Anh không những chăm chỉ làm ăn, biết ứng dụng KHKT vào sản xuất trên vùng đất khó, mà còn giúp đỡ đồng bào mình vươn lên xóa nghèo hiệu quả

TheoBáo Bình Thuận

Miền Tây mùa nước nổi: Đặt lọp cua đồng

(VBSP)  Tháng 7 âm lịch, khi nước con sông Phú Hội chuyển từ trong sang màu gạch cua từ thượng nguồn bắt đầu đổ về dâng ngập những cánh đồng quanh xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang), cũng là lúc hàng trăm người dân bắt đầu vào mùa đan lọp cua. "Toàn xã hiện nay có khoảng 120 hộ dân làm nghề đặt lọp cua quanh năm, tập trung nhiều nhất ở 2 ấp Vĩnh Hòa, Vĩnh An. Trong số các hộ làm nghề này, có 45 hộ nghèo - cận nghèo, nên nhu cầu vốn tương đối lớn. Vừa qua, NHCSXH huyện đã giải quyết vốn vay ưu đãi cho 30 hộ (10 triệu đồng/hộ). Hiện chúng tôi đang khảo sát, đề xuất Lãnh đạo huyện có hướng hỗ trợ vốn, nghề cho bà con", ông Huỳnh Công Phương - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết

TheoBáo NNVN

“Cầu nối” để thanh niên phát triển kinh tế

(VBSP)  5 năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Điện Biên đã phối hợp với NHCSXH cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) vay vốn ưu đãi. Đến nay, 9/9 huyện, thị, thành Đoàn đang quản lý 397 Tổ TK&VV, với 11.776 hộ, tổng dư nợ hơn 212 tỷ đồng. Từ nguồn vốn được tiếp cận, Tỉnh Đoàn đã khuyến khích, phát động ĐVTN phát triển các mô hình kinh tế hộ gia đình, xây dựng các mô hình sản xuất tổng hợp.

Mô hình kinh tế trang trại của anh Quàng Văn Kim ở bản Ly - một trong những thanh niên điển hình phát triển kinh tế trang trại của địa phương. Anh Kim cho biết: Nhờ được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH tỉnh qua kênh của tổ chức đoàn, năm 2005, tôi được vay 5 triệu đồng đầu tư nuôi bò sinh sản, nuôi dê, trồng cà phê. Đến nay, mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của anh mỗi năm cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng

TheoBáo Điện Biên