Vốn tín dụng chính sách đuổi đói nghèo
(VBSP News)
Ở huyện Lắk (Đắk Lắk), nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH được coi là động lực chính để bà con đầu tư sản xuất chăn nuôi, cải thiện cuộc sống. Chị Lục Thị Bảy ở thôn Cao Bằng, xã Đắk Phơi vay vốn NHCSXH đầu tư vào nuôi bò kết hợp trồng cà phê. Hiện tại, nhà chị có 7 sào ruộng, hơn 1ha cà phê, trồng xen thêm điều và hồ tiêu. Sau khi trừ chi phí, chị Bảy lãi khoản 100 triệu đồng/năm, chưa kể tiền bán hạt điều và hồ tiêu.
Theo Báo Đắk Lắk
CCB Yên Bình giúp nhau phát triển kinh tế
(VBSP News)
Giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo là một trong những hoạt động thiết thực và có ý nghĩa được hội CCB huyện Yên Bình (Yên Bái) triển khai hiệu quả. Hội đã nhận ủy thác của NHCSXH thông qua 64 Tổ tiết kiệm và vay vốn để cho hội viên vay vốn với tổng dư nợ đạt 77,5 tỷ đồng. Ông Lê Sĩ Thưởng ở thôn Cầu Yên, xã Văn Lãng là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, ông Thưởng đã là chủ của một trang trại gà thương phẩm, duy trì từ 2.000 - 3.000 con/ lứa. Mỗi năm gia đình ông thu lãi cả trăm triệu đồng. Ngoài nuôi gà, ông Thưởng còn trồng gần 100 gốc bưởi nâng cao thu nhập gia đình.
Theo Báo Yên Bái
Phát huy nguồn vốn đầu tư tại thôn nghèo
(VBSP News)
Từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH huyện Di Linh (Lâm Đồng), 195 hộ trên địa bàn huyện thoát nghèo bền vững, bước đầu ổn định cuộc sống. Ngoài ra, hộ nghèo trên địa bàn huyện còn được hỗ trợ thông qua các chương trình lồng ghép và sự hỗ trợ các tổ chức chính trị - xã hội. Nhờ đó, hộ nghèo có vốn để mua giống vật nuôi; 25 căn nhà ở cho hộ nghèo được xây dựng; 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp thẻ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh cho; hỗ trợ 9 lớp học nghề, 17 lao động làm việc tại nước ngoài.
Theo Báo Lâm Đồng
Hiệu quả phong trào thi đua “CCB gương mẫu” ở huyện Buôn Đôn
(VBSP News)
05 năm qua, phong trào thi đua “CCB gương mẫu” của Hội CCB huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã thu hút, khuyến khích hội viên cùng nhau giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Hội đã nhận ủy thác của NHCSXH để cho hơn 1.600 lượt hội viên vay với tổng số tiền đạt 50 tỷ đồng. Đến nay, huyện Buôn Đôn đã có 1 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 12 cơ sở SXKD, 26 gia trại, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã do CCB làm chủ làm ăn có lãi, thu hút 64 lao động với mức thu nhập ổn định. Hiện, toàn huyện đã có hơn 200 hộ hội viên thoát nghèo.
Theo Báo Đắk Lắk
Diện mạo mới, sức bật mới
(VBSP News)
5 năm qua, phong trào thi đua “CCB gương mẫu” của Hội CCB huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã thu hút, khuyến khích hội viên cùng nhau giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Hội đã nhận ủy thác của NHCSXH để cho hơn 1.600 lượt hội viên vay với tổng số tiền đạt 50 tỷ đồng. Đến nay, huyện Buôn Đôn đã có 1 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 12 cơ sở SXKD, 26 gia trại, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã do CCB làm chủ làm ăn có lãi, thu hút 64 lao động với mức thu nhập ổn định. Hiện, toàn huyện đã có hơn 200 hộ hội viên thoát nghèo.
Theo Kinh tế đô thị
Chính sách mới tiếp sức hộ nghèo
(VBSP News)
Chính sách mới của NHCSXH tỉnh Cao Bằng đã góp phần tiếp sức cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh có thêm vốn vay mở rộng đầu tư, đẩy mạnh phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Chị Nông Thị Liễn ở xóm Nà Ngoải, xã Nam Tuấn, huyện Hòa An đã thoát nghèo nhờ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH. Sau khi vay vốn, chị đã đầu tư mua 2 con trâu, 3 con lợn nái và mở rộng diện tích ao cá. Thu nhập bình quân hàng chục triệu đồng/năm.
Theo Báo Cao Bằng
Hội CCB Ninh Phước đẩy mạnh học tập và làm theo Bác
(VBSP News)
Trong những năm qua, Hội CCB huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) không ngừng đẩy mạnh phong trào thi đua “CCB gương mẫu giúp nhau làm kinh tế giỏi, giảm nghèo”. Cùng với đó, Hội đã nhận ủy thác của NHCSXH để cho 2.271 lượt hội viên vay vốn với tổng dư nợ đạt 54 tỷ đồng. Đến nay, toàn Hội còn 7 hộ nghèo (giảm 13 hộ so với năm 2014); số gia đình hội viên có mức sống trung bình trở lên chiếm gần 93%.
Theo Báo Ninh Thuận
Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
(VBSP News)
Năm 2019, Hội PN xã Yên Thắng, huyện Yên Mô (Ninh Bình) đã triển khai các phong trào, nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội, qua đó góp phần giúp hội viên phá triển kinh tế. Hội đã nhận ủy thác của NHCSXH huyện để cho 600 lượt hộ vay với số tiền trên 35 tỷ đồng. Từ nguồn vốn ưu đãi, nhiều hội viên đã đạt thành công với các mô hình chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập ổn định từ 100 - 200 triệu đồng/năm. Đồng thời, Hội PN xã cũng tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng phân bón, ứng dụng KHKT vào sản xuất với hơn 300 lượt hội viên tham dự.
Theo Báo Ninh Bình
Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách
(VBSP News)
Đến hết tháng 5/2019, tổng dư nợ NHCSXH huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đạt hơn 410 tỷ đồng với gần 13.600 lượt hộ vay vốn, bình quân 32,5 triệu đồng/hộ vay. Thời gian tới, NHCSXH huyện Ngọc Lặc tiếp tục huy động tối đa mọi nguồn vốn, tập trung giải ngân các chương trình tín dụng; phấn đấu 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi.
Theo Báo Thanh Hóa
Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp
(VBSP News)
Trong hàng chục câu chuyện khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên) huyện Vị Xuyên (Hà Giang), anh Lục Đức Giang ở thôn Làng Lầu, xã Phú Linh là tiêu biểu nhất. Sau khi vay vốn NHCSXH, anh đầu tư trồng cam Sành, chanh Tứ mùa. Đến nay, anh đã có 800 gốc cam Sành, 200 cây chanh ra quả liên tục. Để tăng thêm nguồn thu nhập, anh còn nuôi lợn nái sinh sản, gà ri thương phẩm và đào gần 3.000 m2 ao thả các loại cá Bỗng, Trắm, Chép. Thông qua mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, hiện mức thu nhập bình quân của gia đình đạt 100 triệu đồng/năm.
Theo Báo Hà Giang
Đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS
(VBSP News)
NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt các vùng đồng bào DTTS ở huyện Đăm Rông. Đến nay, doanh số cho vay các chương trình tín dụng của NHCSXH tỉnh đạt 350 tỷ đồng với gần 20.000 lượt hộ vay (bình quân 30 triệu đồng/hộ vay). Nhờ đó, 100% đường giao thông đến trung tâm xã đã được nhựa hóa, 70% đường giao thông thôn, liên thôn đã được cứng hóa; xây dựng kiên cố hóa gần 40% hệ thống thủy lợi, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho hơn 3.000 ha diện tích cây trồng. Hạ tầng lưới điện đã đầu tư lắp đặt 139 trạm biến áp, 187 máy biến áp, với gần 230 km đường dây điện trung thế và hạ thế.
Theo Báo Lâm Đồng
Nhân rộng mô hình phát triển kinh tế
(VBSP News)
05 năm qua, Đoàn TN huyện Yên Bình (Yên Bái) đã phối hợp tốt với NHCSXH giúp cho thanh niên vay vốn với tổng số tiền 33 tỷ đồng. Đồng thời, hội đã thực hiện được gần 700 công trình, phần việc thanh niên với tổng số tiền trên 8,5 tỷ đồng; phối hợp và tiếp nhận các nguồn lực từ tổ chức, cá nhân giúp đỡ những đối tượng khó khăn tại địa phương trên 4,5 tỷ đồng. Hiện, trên địa bàn huyện có trên 250 mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ cho thu nhập cao.
Theo Báo Yên Bái
Đưa tín dụng chính sách đến với người nghèo
(VBSP News)
Nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đã giúp cho nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn từng bước vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ấm no hơn. Đến nay, doanh số cho vay các chương trình tín dụng của NHCSXH tỉnh đạt trên 1.550 tỷ đồng với 88.000 lượt hộ vay vốn. Hiện, toàn tỉnh còn 7.363 hộ nghèo (2,63%) và 12.459 hộ cận nghèo (4,49%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 44,8 triệu đồng/năm.
Theo Báo Vĩnh Long
Tiên phong trong phát triển kinh tế
(VBSP News)
Để tạo nguồn vốn hỗ trợ hội viên CCB phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế, Hội CCB xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) đã nhận ủy thác của NHCSXH huyện với tổng dư nợ 5,5 tỷ đồng. Ngoài ra, hội còn xây dựng nguồn quỹ được 300 triệu đồng, bình quân 800.000 đồng/hội viên/năm. Năm 2018, toàn xã có 5 trang trại, 20 gia trại vừa và nhỏ do CCB làm chủ phát triển hiệu quả mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi, 30 hộ CCB kinh doanh dịch vụ, thương mại. Nhiều hội viên CCB có thu nhập khá từ 100 - 300 triệu đồng/năm.
Theo Báo Hòa Bình
Nỗ lực giảm nghèo trong đồng bào Khmer Sóc Trăng
(VBSP News)
NHCSXH tỉnh Sóc Trăng đóng vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo của đồng bào Khmer trong lao động, sản xuất. Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer chiếm gần 18%; năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 14%. Ông Lý Cô ở ấp An Hòa, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề vay vốn NHCSXH để mua một con bò sữa về nuôi. Ðến nay, gia đình ông đã mua thêm 2 con bò sữa, 4 con bò thịt, thu nhập hằng năm bảo đảm cuộc sống gia đình và nuôi hai con học đại học.
Theo Báo Nhân dân
Tín dụng chính sách giúp cải thiện đời sống CCB
(VBSP News)
Những năm qua, nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ đắc lực cho các hộ CCB trên địa bàn phát triển hoạt động SXKD, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nôi bật là ông Phạm Đức Cường ở xã Pơng Drang, huyện Krông Buk vay vốn NHCSXH để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn cây kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện, diện tích trang trại của gia đình ông lên đến 2,2ha với 800 trụ hồ tiêu, 1.200 cây cà phê, 60 cây sầu riêng và 50 cây bơ. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông có thu nhập hơn 600 triệu đồng/năm.
Theo Báo Đắk Lắk
Vay một đồng vốn thêm 8 người có việc làm
(VBSP News)
Hơn 16 năm qua, NHCSXH huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) đã tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng, trở thành chỗ dựa tin cậy cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Gia đình chị Võ Thị Tuyết Hồng ở ấp Phước Tân, xã Phước Ninh là một trong những hộ vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH. Đến nay, chị đã sở hữu 8 máy may công nghiệp. Không chỉ tạo thu nhập cho chính mình, xưởng may của chị Tuyết đã tạo việc làm cho một số lao động tại địa phương với mức thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng.
Theo Báo Tây Ninh
Dấu ấn Hội phụ nữ trong công tác giảm nghèo
(VBSP News)
Với quyết tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế với mục tiêu giảm nghèo ở địa phương, Hội PN huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã làm tốt công tác tư vấn giúp hội viên phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao trình độ SXKD, làm dịch vụ, phát triển kinh tế theo mô hình tập thể. Đến nay, hội đã có 77 mô hình phát triển kinh tế gia đình cho thu nhập bình quân 30 triệu đồng/năm. Trong đó, 45 mô hình có thu nhập từ 30 - 100 triệu đồng/năm, 20 mô hình có thu nhập từ 100 - 300 triệu đồng/năm, 10 mô hình cho thu nhập 300 triệu đồng/năm và 2 mô hình cho thu nhập từ 500 - 800 triệu đồng/năm, chủ yếu trong các lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng cây ăn quả có múi, trồng dâu nuôi tằm.
Theo Báo Gia Lai
Giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo
(VBSP News)
Ba năm qua, Hội PN huyện Châu Thành (An Giang) đã nhận ủy thác của NHCSXH tỉnh để cho 3.820 lượt hội viên vay vốn phát triển kinh tế với tổng số tiền trên 67 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hội còn mở 16 lớp dạy nghề cho gần 400 hội viên; giới thiệu, tư vấn việc làm trong và ngoài tỉnh cho 5.000 lao động. Nhờ những chính sách ưu đãi, sự quan tâm chia sẻ, động viên kịp thời, giúp đỡ lẫn nhau mà số hộ nghèo, đặc biệt số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm qua các năm.
Theo Báo An Giang
Phụ nữ San Thàng xây dựng gia đình hạnh phúc
(VBSP News)
Thời gian qua, Hội PN xã San Thàng, TP Lai Châu (Lai Châu) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, đa dạng nhằm giúp đỡ các hội viên xây dựng gia đình hạnh phúc vững bền. Hội đã nhận ủy thác của NHCSXH thành phố để cho 111 lượt hộ vay vốn với tổng dư nợ trên 3 tỷ đồng. Đồng thời, Hội PN xã còn thành lập quỹ hội với tổng số vốn 74 triệu đồng, tạo điều kiện cho 8 hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn; tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, chuyển đổi mô hình sản xuất. Nhờ đó, nhiều hội viên đã tự tin làm chủ kinh tế gia đình, có cuộc sống ổn định với thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.
Theo Báo Lai Châu