Kiên Giang giảm nghèo ở các xã 135
Theo số liệu của UBND tỉnh, giai đoạn 2013 - 2015 Kiên Giang có 15 xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 6 xã nằm ở vùng bãi ngang ven biển và hải đảo và 9 xã vùng biên giới, ATK. Các xã nghèo, đặc biệt khó khăn tập trung phần lớn nơi đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Thực hiện chương trình 135, hàng năm tỉnh, huyện chỉ đạo các xã rà soát các danh mục công trình thiết yếu để phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh; hỗ trợ vốn vay đầu tư SXKD phát triển kinh tế gia đình; cấp BHYT cho đồng bào DTTS và người dân vùng khó khăn.
Tính đến nay, tỉnh Kiên Giang đã huy động các nguồn lực đầu tư hơn 174 tỷ đồng xây dựng, nâng cấp hàng chục công trình điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa, trụ sở xã, chợ, cấp nước sinh hoạt…phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh; xây cất hàng nghìn căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo với tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng. Cùng với nguồn vốn Chính phủ, trong 3 năm qua (2013 - 2015), NHCSXH tỉnh Kiên Giang đã triển khai thực hiện 13 chương trình tín dụng chính sách tại 15 xã đặc biệt khó khăn, với gần 20 nghìn hộ vay vốn, tổng dư nợ đến cuối năm 2015 đạt gần 300 tỷ đồng. Vốn vay từNHCSXH đã giúp cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo không những có điều kiện phát triển SXKD, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vữngmà còn góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.
Rời quân ngũgiữa năm 2013, anh Đoàn Quốc Vinh ở ấp Chín Ghì, xã Ngọc Hòa, huyện Giồng Riềng, trở về địa phương xây dựng cuộc sống gia đình. Được địa phương giúp đỡ, anh tham gia khóa đào tạo kỹ thuật nuôi trồng thủy sản và được NHCSXH huyện Giồng Riềng giải ngân15 triệu đồng để tu sửa hơn 1.000m2 ao và đầu tư nuôi cá rô đầu vuông. Từ kiến thức học được qua Trung tâm khuyến ngư, học hỏi kinh nghiệm những người từng nuôi, nên ngay đợt đầu thu hoạch, ao cá anh Vinh đã cho hiệu quả kinh tế khả quan. Hiện,gia đình đang chờ thu hoạch cá đợt 2 đầy triển vọng. Anh Vinh tâm sự: “Nông dân như chúng tôi chỉ sống nhờ vào mảnh đất.Nhưng, kể cả có đất, mà không có vốn sản xuất thì cũng không thể thoát khỏi cảnh đói nghèo. Hộ nghèo, hộ cận nghèo rất khó tiếp cận vốntừ NHTM. NHCSXH chính là điểm tựa giúp chúng tôi cơ hội vươn lên trong cuộc sống”.
Ngoài việc tạo vốn phát triển SXKD, tỉnh Kiên Giang đặc biệt chú trọng công tác dạy nghề cho hộ nghèo, đồng bào DTTS. Tính đến nay gần2.200 lao động nông thôn đã được đào tạo nghề, 70% trong số này sau khi học nghề có việc làm, tự tạo việc làm, thu nhập ổn định. Tại ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, huyện Gò Quao, hiện có hơn 100 phụ nữ được học nghề đan lục bình và cải thiện được cuộc sống từ nghề đã học. Nguồn thu này tuy không lớn, nhưng nó đã góp phần đáng kể cho chị em, nhất là phụ nữ dân tộc Khmer ở vùng sâu trong việc giảm nghèo. Chị Lý Thị Như cho biết: “Ngoài công việc nhà, nếu làm thường xuyên mỗi ngày khoảng 20 sản phẩm, sau khi trừ chi phí thu nhập được hơn 100 nghìn đồng. Cònnếu tự tìm kiếm cây lục bình ngoài sông đem về phơi khô, sau đó tự làm, sẽ thu được 150 nghìn đồng/ngày”.
Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Thạnh, Trần Văn Vũ, cho biết: Những thân cây lục bình được phơi khô, sợi dai, mềm mại, qua bàn tay khéo léo của những người thợ, lục bình tạo ra nhiều sản phẩm phong phú. Nghề đan lục bình không cần vốn đầu tư lớn, chủ yếu lấy công làm lời nhưng giải quyết việc làm ổn định. Tổ đan lục bình trên địa bàn xã đã góp phần đáng kể vào công tác giảm nghèo tại địa phương.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh, thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia vềgiảm nghèo bền vững các xã đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển, xã biên giới giai đoạn 2013- 2015, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trong tỉnh ngày càng phát triển, hộ nghèo, xã nghèo giảm dần. Từ 15 xã thuộc chương trình 135, đến nay chỉ còn 9 xã. Hiện, xã Vân Khánh Đông, huyện An Minh còn tỷ lệ hộ nghèo cao nhất 11,3%, xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là 1,9% trong số các xã đặc biệt khó khăn.
“Giai đoạn 2016-2020, tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu Quốc gia vềgiảm nghèo bền vững tại các xã thuộc chương trình 135 và xã đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung cả tỉnh từ 1% -1,5%/năm, trong đó tỷ lệ hộ nghèo xã đặc biệt khó khăn giảm 2% -2,5%/năm”, Phó Chủ tịch tỉnh Mai Văn Huỳnh khẳng định.
Bài và ảnh Hồ Khánh Châu
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Nơi gửi trọn niềm tin
- » Phụ nữ Văn Yên năng động giúp nhau làm giàu
- » Nghệ An hỗ trợ hơn 600 hộ dân bị thiệt hại vốn chính sách do mưa tuyết, rét đậm
- » Giúp dân vùng ven đô thoát nghèo
- » Vốn chính sách tạo cơ nghiệp
- » Khi có đồng vốn trong tay
- » Đồng vốn đã được phát huy hiệu quả
- » Tín dụng chính sách về vùng khó
- » Gỡ cái nghèo cho người dân bãi ngang
- » Xã nghèo đi đầu xây dựng nông thôn mới