Đạo Trù ngày càng “nở rộ” nhiều nông dân giỏi
Thông qua các phong trào thi đua trong nông dân, trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Anh Lý Ngọc Một - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạo Trù cho biết: Hội NDông dân xã có 1.150 hội viên, sinh hoạt ở 13 chi hội. Những năm qua, Hội có nhiều cách làm hay nhằm giúp đỡ hội viên thoát nghèo, làm giàu chính đáng như: Tập trung tuyên truyền, vận động hội viên nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, xây dựng các mô hình kinh tế; tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Để giúp hội viên có nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, Hội đã tín chấp với NHCSXH huyện Tam Đảo tạo điều kiện hỗ trợ cho hơn 700 hộ hội viên vay vốn ưu đãi, tổng dư nợ hơn 31 tỷ đồng; 700 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh, cho 22 hộ vay vốn phát triển chăn nuôi; phối hợp với Hội Nông dân tỉnh cung ứng 12 tấn phân bón trả chậm cho hội viên…
Thông qua các hoạt động chuyển giao KHKT, hội nghị tham quan đầu bờ, Hội giúp nông dân nâng cao kiến thức, trình độ ứng dụng trong sản xuất đạt hiệu quả cao, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm - Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn cho hơn 300 lượt hội viên nông dân, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh mở 5 lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho hơn 350 hội viên là các hộ chăn nuôi lợn, gia cầm.
Trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi ở Đạo Trù đã xuất hiện nhiều gương điển hình phát triển mô hình mới. Qua bình xét, toàn xã có 620 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Điển hình là hội viên Nguyễn Văn Sô (thôn Đồng Giếng) hiện Sô đang trồng hơn 1ha cây ba kích và sản xuất ba kích giống. Mỗi năm, anh thu hoạch hàng tấn củ ba kích, bán hàng vạn cây ba kích giống, đạt thu nhập từ 600 - 800 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động địa phương với thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.
Bài và ảnh Ngọc Thắng
Các tin bài khác
- » “Đòn bẩy” giúp phụ nữ thoát nghèo
- » Khẳng định thương hiệu nhờ vốn vay ưu đãi
- » Sống khỏe với làng nghề
- » Cặp lá yêu thương trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh
- » Kiên cường ở quê hương chị Sứ anh hùng
- » Kon Tum giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách
- » Cú hích để phát triển kinh tế gia đình
- » Kế hoạch tổ chức và Thể lệ Cuộc thi các tác phẩm báo chí viết về công tác giảm nghèo năm 2019
- » Nâng cao chất lượng cuộc sống
- » Công cụ hữu hiệu trong thực hiện mục tiêu Quốc gia