Bắc Giang phát huy hiệu quả nguồn vốn ưu đãi
Theo đó, tỉnh Bắc Giang đã phát huy có hiệu quả Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp trong thực hiện công tác tín dụng chính sách xã hội; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang tập trung huy động nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân; tranh thủ nguồn vốn cân đối từ Trung ương, ngân sách địa phương hàng năm UBND tỉnh, huyện chuyển nguồn vốn cho NHCSXH để đảm bảo nguốn vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng, ưu tiên cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo…
NHCSXH tỉnh phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, đơn vị nhận ủy thác thực hiện tốt các chỉ tiêu tín dụng, huy động nguồn vốn, thu lãi, nợ quá hạn, xử lý rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn xã. Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn tốt, khá trở lên; duy trì tốt việc thực hiện giao dịch xã tại Điểm giao dịch hàng tháng.
Thời gian tới, NHCSXH tỉnh Bắc Giang còn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ; phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các ban ngành… duy trì tốt công tác kiểm tra, giám sát kịp thời để tiếp tục củng cố hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế. Cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh quan tâm huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách; thực hiện tốt công tác điều tra, xác nhận đối tượng được vay vốn NHCSXH; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng tại cơ sở…
Đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đạt trên 4.361 tỷ đồng, tăng trên 1.635 tỷ đồng so với năm 2014, bình quân mỗi năm tăng trên 327 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội của tỉnh Bắc Giang là trên 4.127 tỷ đồng, tăng 1.406 tỷ đồng so với 31/12/2014, với trên 115.700 khách hàng vay.
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã tập trung vào một số chương trình cho vay như hộ nghèo 1.346 tỷ đồng (chiếm 33% tổng dư nợ), hộ cận nghèo 937 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 23%), NS&VSMTNT 535 tỷ đồng (chiếm 12,4%), hộ gia đình sản xuất, kinh doanh 535 tỷ đồng (chiếm 11,6% dư nợ)…
Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40, đến nay đã có gần 178.200 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh được vay vốn để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, giúp trên 158.450 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; trên 5.200 lao động được tạo việc làm; đầu tư xây dựng trên 50.000 công trình cung cấp nước sạch và xây nhà vệ sinh hợp lý; giúp gần 1.600 hộ nghèo xây dựng nhà ở kiên cố, thoát khỏi cảnh nhà tạm bợ…
Nhờ thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Tin và ảnh Việt Hùng
Các tin bài khác
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 3 - Kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 2 - Để cho những vườn nho trĩu quả (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 1 - Điểm tựa của đồng bào (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Người nghèo ở Đắk Lắk có thêm cơ hội làm giàu
- » Nguồn lực tiếp sức cho hộ nghèo vươn lên
- » Phú Vang ưu tiên nguồn vốn của địa phương để cho vay hộ nghèo
- » Nguồn vốn ưu đãi giúp cải thiện điều kiện sinh hoạt
- » THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
- » Đồng vốn nhỏ tiếp động lực lớn
- » Ấm no về với người dân vùng biển Ninh Hải