Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội tại Hà Tĩnh
Căn cứ Chương trình phối hợp số 10/CTrPH-MTTW-NHCS ngày 23/12/2022 giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với NHCSXH; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh và NHCSXH tỉnh sẽ phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và đối tượng chính sách khác. Đẩy mạnh tuyên truyền phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”… nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ giúp đỡ người nghèo và bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH tỉnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.
Ủy ban MTTQ tỉnh và NHCSXH tỉnh cũng sẽ phối hợp triển khai các hoạt động giám sát, phản biện xã hội nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội; phối hợp vận động các nguồn lực hỗ trợ người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.
Trong đó, Uỷ ban MTTQ tỉnh phối hợp với NHCSXH tỉnh tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị quản lý Quỹ “Vì người nghèo”, các quỹ nhân đạo, từ thiện thực hiện mở tài khoản tiền gửi tại NHCSXH các cấp để tăng cường nguồn lực cho thực hiện tín dụng chính sách xã hội; phối hợp mở tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh tại NHCSXH…
Theo đó, Ủy ban MTTQ và NHCSXH các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả hoạt động về Ủy ban MTTQ tỉnh và NHCSXH tỉnh. Định kỳ hằng năm, hai bên phối hợp tổ chức đánh giá sơ kết kết quả thực hiện và sau 3 năm, 5 năm đánh giá tổng kết và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn tiếp theo.
Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh Trần Nhật Tân nhấn mạnh, trên cơ sở kế hoạch phối hợp giữa hai bên, phải tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp trong thực tiễn. Vì vậy, trong quá trình phối hợp, cần có sự hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn, nhất là tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, qua đó nâng cao hiệu quả của các chương trình tín dụng chính sách xã hội.
Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh đề nghị hai đơn vị cần tiếp tục nghiên cứu một số cách thức, hướng đến việc tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội của người dân. Hai bên tập trung tuyên truyền các chủ trương, đường lối về tín dụng chính sách xã hội trong các tầng lớp nhân dân; tiếp tục kêu gọi, vận động nguồn lực ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” để người nghèo, đối tượng chính sách được hưởng thụ chương trình hỗ trợ, nhất là nguồn vốn từ các chương trình tín dụng chính sách…
CTV
Các tin bài khác
- » Xanh thắm một vùng quê Anh Sơn
- » Tăng cường tài chính số, thúc đẩy tài chính toàn diện cho các nhóm yếu thế
- » Hiệu quả tín dụng chính sách trên quê hương Bác
- » Nghiệm thu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum”
- » Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- » Tín dụng chính sách giúp Nam Đàn tiến đến nông thôn mới kiểu mẫu
- » Hà Nam tích cực góp phần giải quyết việc làm
- » Cửa Lò phát huy hiệu quả nguồn vốn giải quyết việc làm
- » Cho vay giải quyết việc làm: Tạo động lực thoát nghèo bền vững ở Bắc Kạn
- » Điểm tựa giúp các hộ dân miền núi thoát nghèo