Vai trò của Chủ tịch Hội Phụ nữ là rất quan trọng
(VBSP News) Phường 9, TP. Trà Vinh (Trà Vinh) được thành lập bởi một phần diện tích của xã Đa Lộc, huyện Châu Thành. Do đó, tỷ lệ đồng bào Khmer khá cao so với một số phường khác trên địa bàn thành phố. Nói như thế để thấy rằng cuộc sống của người dân nơi đây còn thấp so với bình quân chung của thành phố, tỷ lệ hộ nghèo cao. Tuy nhiên, được sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự tác động của nhiều nguồn lực, trong đó có nguồn vốn từ NHCSXH đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận.
Thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách
(VBSP News) Những năm trước đây khi nhắc đến hoàn cảnh gia đình chị Nguyễn Thị Dung ở thôn Nội, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân (Hà Nam) mọi người dân trong thôn không khỏi xót xa. Chồng mắc bệnh hiểm nghèo, một mình chị phải nuôi 2 con. Nay, gia đình chị là một trong những tấm gương điển hình của địa phương vươn lên làm giàu, thoát nghèo nhờ có nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.
Người cán bộ có nhiều sáng tạo và đam mê nghề nghiệp
(VBSP News) Đôi mắt ánh lên niềm vui khi giới thiệu với chúng tôi những phần mềm mà anh đã thiết kế nhằm giúp cho đồng nghiệp nâng cao hiệu quả trong công việc, từ đó phục vụ đắc lực hơn cho việc đưa vốn đến với người nghèo. Đó là đôi điều chúng tôi cảm nhận khi tiếp xúc với Trần Bách Khoa, cán bộ tin học của NHCSXH TP. Cần Thơ.
Người “kết nối” cho dòng chảy tín dụng ưu đãi
(VBSP News) Hơn 10 năm công tác tại Hội Phụ nữ xã Nam Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) cũng từng ấy năm chị gắn với cái tên “chị Thủy tín dụng nông thôn”, chị Trần Thị Thủy trở thành người rất đỗi thân quen với người nghèo và bà con dân tộc từ trong thôn cùng đến xóm vắng, bởi chị không chỉ làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã mà còn là người “kết nối” cho dòng chảy của nguồn vốn ưu đãi về với các đối tượng được thụ hưởng.
Làm giàu từ vốn ưu đãi như Giàng A Chang
(VBSP News) Đến trung tâm xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) hỏi nhà anh Giàng A Chang ai cũng nhiệt tình chỉ đường: “Chú Chang thu mua ngô hạt à? Anh Chang giàu giàu hả? nhà ở đây này”. Đó là những điều bà con trong xã nhận xét về người đàn ông trên 30 tuổi này. Hộ anh Giàng A Chang là gia đình tiêu biểu trong phát triển kinh tế nhờ vốn vay NHCSXH, trước đó kinh tế gia đình từng gặp rất nhiều khó khăn.
Đồng hành cùng người nghèo nơi rẻo cao
“Tận tâm với việc uỷ thác vay vốn chính sách nơi đảo xa”
(VBSP News) Nhớ lại khoảng 12 năm trước, người đảng viên Trần Văn Tân được bầu làm Chủ tịch Hội Nông dân xã đảo Tân Hiệp thì quê hương ông có tên thường gọi là Cù Lao Chàm bao gồm 8 hòn đảo lớn, bé xinh đẹp nằm giữa biển miền Trung cách thành phố Hội An (Quảng Nam) chừng 15 hải lý, tuy đã thành khu dự trữ sinh quyển thế giới (theo công nhận của UNESCO) nhưng kinh tế còn chậm phát triển, ngành nghề đơn điệu, phương tiện đánh bắt hải sản nhỏ lẻ, thô sơ, do vậy cuộc sống của hơn 3.000 người của trên 600 hộ dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đã vậy, việc nợ quá hạn và không có tiền trả đủ lãi vay NHNNo&PTNT hồi đó càng thúc dục Ban lãnh đạo địa phương, trong đó có Chủ tịch Hội Nông dân xã Trần Văn Tân nghĩ suy, tìm hướng, mở kế giúp bà con nơi đảo xa sớm thoát cảnh nghèo khó, nợ nần, ổn định cuộc sống.
“Cầu nối” dẫn vốn đến tay nông dân nghèo
“Cầu nối giúp nông dân làm giàu”
(VBSP News) Hội Nông dân xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) hiện nay đang quản lý 7 Tổ tiết kiệm và vay vốn với 300 hộ với dư nợ trên 10 tỷ đồng, huy động tiết kiệm được 142 triệu đồng... Do làm tốt công tác bình xét các đối tượng vay vốn, nên tất cả các hộ vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trả lãi vay và nợ gốc đúng quy định của ngân hàng, đặc biệt, không có nợ quá hạn.
Nguồn vốn ủy thác được hội viên CCB sử dụng hiệu quả
“Làm được nhiều điều cho bà con, tôi cảm thấy rất hạnh phúc…”
Thi đua để giúp dân làm giàu
(VBSP News) Sau khi mở rộng địa giới hành chính từ tháng 8/2008, Hà Nội hiện nay có tới 30 quận, huyện, thị xã với số dân gần 7 triệu người. Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô, giai đoạn 2010 - 2015, NHCSXH thành phố Hà Nội ổn định tổ chức, hoạt động sau quá trình hợp nhất chi nhánh NHCSXH TP. Hà Nội cũ và chi nhánh tỉnh Hà Tây, thông qua các phong trào thi đua được triển khai sâu rộng, chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng được nâng cao, giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Nữ Giám đốc “hai giỏi”
(VBSP News) Với cương vị đầu tàu, 13 năm qua, chị đã dẫn đắt, đưa hoạt động của NHCSXH huyện Hòn Đất đi nào nề nếp, đặc biệt là đưa những đồng vốn đến tận tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, từ đó đồng vốn đã phát huy hiệu quả, giúp bà con có điều kiện làm ăn, vươn lên trong cuộc sống. Không chỉ hoàn làm tốt công việc Nhà nước mà ở nhà chị còn là người mẹ, người vợ đảm đang khi thay chồng (chồng chị thường xuyên đi công tác xa nhà) nuôi dạy 3 người con trở thành con ngoan, trò giỏi, ăn học thành tài. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; điều hành công việc bằng cả khối óc và trái tim là những gì mà nữ Giám đốc Nguyễn Thị Quế đã thể hiện.
Người mang niềm vui đến với người nghèo
(VBSP News) Trong suốt 7 qua năm gắn bó với công việc, chị Lê Thị Phận, cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Tây Hòa (Phú Yên) luôn tận tâm với người nghèo, với những hộ vay ở miền đất lúa chân chất. Chị Phận chia sẻ: “Niềm vui lớn nhất của tôi là thấy hộ vay làm ăn hiệu quả, từng bước thoát nghèo, cải thiện được đời sống”.
Người cán bộ tâm huyết với công tác tín dụng chính sách
Hết lòng vì người nghèo
(VBSP News) Mặc dù quản lý số dư nợ lên tới gần 1,7 tỷ đồng, lớn thứ 2 trong tổng số gần 3.200 Tổ tiết kiệm và vay vốn của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên nhưng từ nhiều năm nay, Tổ tiết kiệm và vay vốn xóm Vinh Quang 2, xã Vinh Sơn, thị xã Sông Công, do chị Hoàng Thị Hà làm Tổ trưởng không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn và đây cũng là Tổ thực hiện rất tốt việc huy động gửi tiền tiết kiệm của các tổ viên...
Thi đua thực hiện tốt uỷ thác vay vốn chính sách
(VBSP News) Theo báo cáo đánh giá kết quả hoạt động ủy thác vốn tín dụng chính sách qua các năm, giai đoạn 2010 - 2015 của NHCSXH huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), cùng với thành tích về huy động nguồn vốn hoạt động, tổ chức giải ngân kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng là việc nâng cao chất lượng cho vay uỷ thác qua các tổ chức hội, đoàn thể, Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn nên không chỉ giúp người nghèo tiếp cận dễ dàng, thuận lợi với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước mà còn góp phần tạo động lực cho NHCSXH đẩy mạnh phong trào thi đua theo lời Bác Hồ dạy, giúp dân xóa nghèo, tạo việc làm và cải thiện cuộc sống.
Hết mình vì công việc
“Nữ thủ lĩnh vững vàng của mạng lưới tín dụng ưu đãi ở cơ sở”
(VBSP News) “Từ khi nguồn vốn cho vay hộ nghèo triển khai trên địa bàn, chúng tôi đã thấy chị Phan Thị Tứ tất bật lo toan như một cán bộ tín dụng ngân hàng. Hơn 8 năm làm thủ lĩnh của Hội Phụ nữ, gần 2 năm làm Chủ tịch Hội CCB xã, chị Tứ luôn nhắc chúng tôi về nhiệm vụ thực hiện ủy thác cho vay vốn ưu đãi là “thỏi nam châm” của phong trào hoạt động hội”, chị Trần Thị Lý - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn xóm Thanh Mỹ, xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) kể với chúng tôi một cách đầy tự hào.
“Không có việc gì khó…”
(VBSP News) “Phụ nữ vùng nông thôn chúng tôi trước đây thường tự ty, sống khép mình bởi cái nghèo níu bước. Thế nhưng, từ khi Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, trong đó hữu hiệu nhất là chính sách tín dụng ưu đãi, nhiều chị em đã tự tin vươn lên trong cuộc sống. Đó cũng là câu chuyện của tôi, từ bàn tay lao động cần cù, nhờ có sự tiếp sức của nguồn vốn nhân văn mà cuộc sống gia đình nay đã đổi thay, tôi trở thành người dẫn đầu trong phong trào phụ nữ thôn và là Tổ trưởng của Tổ hợp tác chăn nuôi lợn với quy mô hàng trăm con một lứa”, đó là những chia sẻ của chị Nguyễn Thị Hường ở thôn Trung Tiến, xã Phù Việt, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) trong câu chuyện về hành trình chiến thắng đói nghèo của gia đình.