Cựu chiến binh vì dân phục vụ
Ông Nam tâm sự: “Đời sống người dân trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn sản xuất chăn nuôi, trồng trọt nên có nhiều người dân phải bỏ quê lên thành phố để làm thuê sinh sống”. Từ đồng vốn của ngân hàng đưa về địa phương với hình thức cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội, đoàn thể, ông đã đề nghị UBND xã, ngân hàng xem xét những đối tượng thật sự khó khăn cần vốn để phát triển sản xuất. Thông qua chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, GQVL, NS&VSMTNT, HSSV, ông đã lần lượt hỗ trợ, giúp bà con tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi. Ông Nam cho biết: “Nhờ đồng vốn ưu đãi từ NHCSXH mà nhiều hộ nghèo trên địa bàn xã đã thoát nghèo bền vững, có cuộc sống ổn định”.
Với trách nhiệm quản lý 18 Tổ tiết kiệm và vay vốn với gần 800 hộ vay, dư nợ hơn 12 tỷ đồng, ông đã đến từng hộ vay để nắm tình hình các thành viên khi đến hạn trả nợ gốc, trả lãi mà đôn đốc, nhắc nhở họ thực hiện đúng quy định. Riêng những hộ khó khăn, ông đã có nhiều biện pháp để họ có thể trả nợ, trả lãi mà không gặp bất cứ khó khăn nào, đặc biệt là công tác vận động gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn.
Ông Nam chia sẻ: “Để hoạt động cho vay đạt chất lượng, hiệu quả thì việc duy trì sinh hoạt tổ theo định kỳ là rất cần thiết. Bởi đây là dịp để chúng tôi triển khai cho tổ viên những thông tin mới mà ngân hàng đã triển khai, đôn đốc, nắm tình hình và nâng cao ý thức cho hộ dân về việc vay vốn của ngân hàng; là dịp để các thành viên trong tổ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau cách làm để nâng cao hiệu quả sản xuất”. Nhờ duy trì tốt lịch họp thường xuyên nên hộ vay gắn kết hơn với cán bộ hội, đoàn thể và Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn. Người dân cũng nâng cao ý thức chấp hành quy định của ngân hàng, hạn chế tối đa tình trạng nợ quá hạn. Cũng nhờ đó mà 3 năm qua, chất lượng tín dụng của xã Hòa An từng bước nâng lên, được lãnh đạo ngân hàng đánh giá cao. Nếu như cuối năm 2011, tổng dư nợ toàn xã 16.297 triệu đồng, nợ quá hạn 295 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,8% trên tổng dư nợ toàn xã thì đến nay chỉ còn hơn 90 triệu đồng, chiếm 0,33%. Xã còn được NHCSXH huyện Phụng Hiệp chấm điểm, xếp loại tốt cho 37/43 Tổ tiết kiệm và vay vốn, 6 tổ khá, không có tổ trung bình, yếu kém.
Mặc dù được đánh giá cao, nhưng ông Nam vẫn chưa bằng lòng với những gì hiện có. Ông vẫn còn nhiều trăn trở: “Tôi mong các cấp Bộ, ngành tiếp tục tạo điều kiện và phân bổ thêm vốn chương trình cho vay hộ cận nghèo, GQVL, NS&VSMTNT… để giúp cho những hộ có nhu cầu vay, nhưng trong thời gian qua chưa được tiếp cận nguồn vốn, hoặc nâng thêm nguồn vốn cho những hộ trước đây vay số vốn thấp. Có vậy, vốn vay ưu đãi mới phát huy được hiệu quả”.
Ở ông Nam, tôi nhận thấy bản chất của anh bộ đội cụ Hồ, luôn chăm lo, nghĩ về lợi ích cho hội viên, cho nhân dân mình. Mong rằng, tỉnh Hậu Giang sẽ có thêm nhiều những cán bộ hội tiêu biểu, để tỉnh Hậu Giang ngày càng giàu mạnh, phát triển hơn.
CTV
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Vai trò của Chủ tịch Hội Phụ nữ là rất quan trọng
- » Thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách
- » NHCSXH tỉnh Bình Phước có 3 tập thể và 10 cá nhân được nhận Bằng khen của UBND tỉnh trong phong trào Thi đua yêu nước
- » Người cán bộ có nhiều sáng tạo và đam mê nghề nghiệp
- » Người “kết nối” cho dòng chảy tín dụng ưu đãi
- » Làm giàu từ vốn ưu đãi như Giàng A Chang
- » Hội nghị điển hình tiên tiến NHCSXH tỉnh Tuyên Quang
- » Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2010 - 2015 NHCSXH TP. Cần Thơ
- » Đồng hành cùng người nghèo nơi rẻo cao
- » “Tận tâm với việc uỷ thác vay vốn chính sách nơi đảo xa”