Người cán bộ có nhiều sáng tạo và đam mê nghề nghiệp
Sinh ra trong gia đình đông anh em ở vùng nông thôn, bố mẹ lại làm nông nghiệp. Nhưng từ nhỏ Khoa đã yêu thích chiếc máy tính và anh đã hoàn thành ước mơ kỹ sư tin học vào năm 2003.Ra trường Trần Bách Khoa làm giáo viên giảng dạy tin học. Công việc này giúp anh truyền tải kiến thức mình đã học đến với học sinh nhưng nó chưa thỏa mãn được nhu cầu sáng tạo của anh. Trần Bách Khoa mong muốn được vận dụng tối đa kiến thức mình học và phục vụ cho nhiều người hơn. Và,qua báo chí, mạngInternet, truyền hình, Trần Bách Khoa biết đến NHCSXH là ngân hàng của Chính phủ, hoạt động vì mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội. Đồng thời, anh suy nghĩ,làm việc tại NHCSXH mình có thể ứng dụng những kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tế, anh đã mạnh dạn nộp đơn và thi tuyển vào làm việc tại NHCSXH TP. Cần Thơ. Sau khi trúng tuyển, anh được Ban giám đốc phân công nhiệm vụ tại phòng tin học của chi nhánh từ tháng 10/2007.
Theo Trần Bách Khoa, phòng tin học có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc triển khai các hoạt động tin học tại chi nhánh, phối hợp, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ và các Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện tiếp nhận hệ thống ứng dụng từ TW; triển khai, vận hành các chương trình phần mềm tại đơn vị; cập nhật các phiên bản bổ sung, chỉnh sửa các chương trình phần mềm đảm bảo thống nhất trong toàn hệ thống; xử lý kịp thời các yêu cầu nghiệp vụ phát sinh; duy trì hoạt động ổn định hệ thống mạng nội bộ tại các Phòng giao dịch, giữa các Phòng giao dịch và Hội sở chính; đảm bảo cho hoạt động của trên hệ thống được liên tục từ TW về chi nhánh, từ chi nhánh xuống các Phòng giao dịch… Và từ năm 2013, NHCSXH TP. Cần Thơ bắt đầu thực hiện triển khai Dự án hiện đại hóa tin học, Trần Bách Khoa đã cùng anh em trongphòng làm đầu mối tiếp nhận thông báo, hướng dẫn từ Ban dự án và phản ánh, phổ biến cho các Phòng CMNV và các Phòng giao dịch quận, huyện; phản hồi các lỗi khi phát sinh trong quá trình giao dịch; đôn đốc, hướng dẫn và xử lý số dư trên tài khoản trung gian; xác nhận công việc hoàn thành trước khi khóa sổ ngày cuối tháng với Ban dự án; nhắc nhở, hướng dẫn người dùng cuối tại đơn vị thực hiện giao dịch trên hệ thống đúng quy trình để hạn chế sai sót và vận hành thành thạo các chức năng chính… Bên cạnh đó, anh và đồng nghiệp còn tích cực hướng dẫn các đơn vị thực hiện các nghiệp vụ trên hệ thống Intellect, cài đặt môi trường chạy Intellect cho các Phòng CMNV tại chi nhánh và Phòng giao dịch, hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng các ứng dụng phục vụ cho các phòng ban chuyên môn,… Trần Bách Khoa, tâm sự: “Nhớ thời điểm mới áp dụng Dự án hiện đại hóa tin học, anh em trong phòng tin học phải làm xuyên suốt nhằm vận hành thành thạo các chức năng trên hệ thống này, hạn chế tối đa sai sót. Có khi chúng tôi phải làm cả ngày nghỉ nhưng cả phòng ai cũng vui vì khi thực hiện dự án này là ngân hàng được trang bị phần mềm quản lý ngân hàng hiện đại, có tính bảo mật và an toàn cao nhằm giảm thiểu công tác tính toán và kiểm soát thủ công. Mặt khác phần mềm này còn đem lại nhiều tiện ích vượt bậc về chất lượng phục vụ và quản lý vốn vay khách hàng”.
Không dừng lại ở việc làm tốt công tác được cấp trên giao phó, trong quá trình công tác, Trần Bách Khoa còn chủ động tự nghiên cứu, tìm hiểu công việc của các bộ phận CMNV. Từ đó, anh đã có nhiều giải pháp, sáng kiến cải tiến nghiệp vụ tại đơn vị, tiêu biểu như: chương trình quản lý hoạt động ủy thác cho hội, đoàn thể các cấp bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access; phần mềm khai thác số liệu từ thông tin báo cáo Golive để phục vụ cho việc theo dõi hằng ngày các số liệu về dư nợ, nợ quá hạn,việc thu, chi, thực hiện kế hoạch tín dụng… của toàn chi nhánh hay chương trình thống kê tình hình thực hiện một số chỉ tiêu về tài chính, tín dụng.
Các chương trình do Khoa nghiên cứu đều được Hội đồng Khoa học NHCSXH công nhận và áp dụng trong toànchi nhánh. Nó thể hiện tính chuyên nghiệp, thống nhất, khoa học, số liệu chính xác, tiết kiệm thời gian và công sức cho đơn vị trong việc trong việc theo dõi, thống kê tình hình thực hiện chỉ tiêu của các đơn vị trực thuộc như: Lãi đã thu, lãi dự thu, tỷ lệ thu lãi, huy động tiết kiệm từ Tổ tiết kiệm và vay vốn, nợ đến hạn trong năm, tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng… Đồng thời,các chương trình này còn cung cấp số liệu nhanh về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, tín dụng, các chỉ tiêu đề án cho lãnh đạo NHCSXH TP. Cần Thơ để phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành ở cấp độ chi nhánh. Với việc nắm bắt thông tin kịp thời từ các Phòng giao dịch quận, huyện Ban lãnh đạo chi nhánh đã đưa ra các giải pháp hữu hiệu để chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc thực hiện có hiệu quả. Từ đó, chất lượng hoạt động của chi nhánh ngày càng được nâng lên.
“Với thời gian công tác và hiểu biết nghiệp vụ, Trần Bách Khoa có nhiều đóng góp hữu ích cho công việc chuyên môn, triển khai nhiều phần mềm ứng dụng rất hiệu quả. Những đề tài, sáng kiến của Khoa rất thiết thực, đều được đưa vào ứng dụng thực tế tại đơn vị. Khi NHCSXH áp dụng thực hiện dự án hiện đại hóa tin học được thành công có sự đóng góp rất lớn của Khoavà anh em trong phòng tin học trong việc cập nhật chương trình, hướng dẫn thao tác, chuẩn hóa dữ liệu… Anh Khoa là người nhiệt tình với công việc, hòa đồng, rất chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, nắm vững nghiệp vụ”, Trưởng phòng KHNVTD NHCSXH TP. Cần ThơHuỳnh Hoàng Phong, thông tin.
Khi được hỏi về dự định của mình, Trần Bách Khoa, chia sẻ: “Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu nghiệp vụ chuyên môn, trao đổi học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Mặt khác, tích cực tìm hiểu nhu cầu về khai thác số liệu của cán bộ để nâng cấp, bổ sung các chức năng thống kê số liệu cho các công cụ, phần mềm có sẵn, nhằm hỗ trợ tối đa cho các Phòng CMNV tại chi nhánh và các Phòng giao dịch trực thuộc khai thác số liệu đáp ứng nhu cầucông việc của ngành cũng như phục vụ tốt hơn cho người dân”.
Giám đốc NHCSXH TP. Cần Thơ Huỳnh Văn Thuận, đánh giá:“Thời gian qua, Trần Bách Khoa đã viết nhiều chương trình phần mềm tin học để hỗ trợ tổng hợp số liệu tín dụng, phục vụ cho công tác báo cáo, chỉ đạo điều hành kế hoạch tín dụng và đặc biệt là phục vụ tốt cho cán bộ nghiệp vụ tại các Phòng giao dịch quận, huyện trong việc thống kê, phân tích số liệu tín dụng. Chi nhánh luôn tạo điều kiện để Khoa và anh em trong phòng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó, các cán bộ này càng tâm huyết hơn với ngành, phát huy sức mạnh tập thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.
Bài và ảnh Phi Yến
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Người “kết nối” cho dòng chảy tín dụng ưu đãi
- » Làm giàu từ vốn ưu đãi như Giàng A Chang
- » Hội nghị điển hình tiên tiến NHCSXH tỉnh Tuyên Quang
- » Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2010 - 2015 NHCSXH TP. Cần Thơ
- » Đồng hành cùng người nghèo nơi rẻo cao
- » “Tận tâm với việc uỷ thác vay vốn chính sách nơi đảo xa”
- » “Cầu nối” dẫn vốn đến tay nông dân nghèo
- » “Cầu nối giúp nông dân làm giàu”
- » Nguồn vốn ủy thác được hội viên CCB sử dụng hiệu quả
- » “Làm được nhiều điều cho bà con, tôi cảm thấy rất hạnh phúc...”