Nữ lãnh đạo ở mảnh đất “trèo đèo lội suối”
(VBSP News) Kỳ Sơn (Nghệ An) là một trong 64 huyện nghèo nhất cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Những năm qua, chương trình tín dụng cho vay vốn ưu đãi từ NHCSXH đã đầu tư, hỗ trợ cho hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi đây thoát nghèo, cải thiện cuộc sống. Hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi được thể hiện rõ rệt nhất là góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn từ 80,2% năm 2010, xuống còn 52,79% năm 2014, bình quân mỗi năm giảm 5,5%.
Người giữ vai trò cầu nối giữa nông dân nghèo và NHCSXH
(VBSP News) Hơn 10 năm có lẻ đảm nhiệm vai trò Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông Hoàng Văn Hợp đã giúp nhiều hộ nông dân nghèo của xóm Đà Bút, xã Phong Nặm, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững và trở thành hộ khá giả, góp phần thực hiện thành công công tác giảm nghèo tại địa phương.
Nơi gửi gắm những tin yêu…
(VBSP News) Về thôn Tiến Thọ, xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) tìm gặp anh Nguyễn Vĩnh Chúc - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, tôi mới được nghe rất nhiều câu chuyện kể về anh. Vậy mà khi gặp người Tổ trưởng có 13 năm làm nhiệm vụ phối hợp quản lý, cho vay nguồn vốn ưu đãi, tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên về một con người có hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt nhưng chưa bao giờ vơi cạn niềm tâm huyết, kiên trì và sự tận tụy với kênh vốn ưu đãi cho người nghèo...
Năng động, sáng tạo vì công tác giảm nghèo
K’Ngai - người lãnh đạo tâm huyết
Phát huy đồng vốn, giảm nghèo bền vững
Chị Tổ trưởng được nhiều người dân và đảng viên thôn xóm tin yêu
(VBSP News) Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 9 thuộc xã Ba Trại là một trong 550 tổ ở huyện Ba Vì (Hà Nội) đã được kiện toàn, có chất lượng hoạt động tốt và chị Nguyễn Thị Điểm, dân tộc Mường làm Tổ trưởng đang được nhiều người nhắc đến bởi có đến 10 năm gắn bó với công việc này, trực tiếp giúp bà con trong thôn vay vốn chính sách thuận lợi, sử dụng vốn vay hiệu quả vào phát triển sản xuất, giảm nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
Càng đi cơ sở, càng có nhiều sáng kiến
“Tất cả những gì mình làm chỉ với mong muốn đóng góp cho quê hương”
(VBSP News) Không như nhiều bạn bè cùng trang lứa luôn tìm cho mình công việc ở giữa trung tâm thủ đô, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính - ngân hàng, Hoàng Văn Tứ lại trở về với mảnh đất quê hương gắn bó với công việc phục vụ giải ngân tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
“Phần thưởng lớn nhất với anh là có nhiều khách hàng được vay vốn thoát nghèo”
“Mang tiền Chính phủ cho bản làng vay đủ”
“Tận tâm vì người nghèo”
(VBSP News) Là cán bộ nữ, lại còn khá trẻ, nhưng chị Nguyễn Thị Giang - Giám đốc NHCSXH huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) luôn nỗ lực, vững vàng đưa đồng vốn ưu đãi đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để xây dựng nên những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, giúp người nghèo nâng cao cuộc sống, góp phần đổi thay diện mạo của huyện miền núi còn nhiều khó khăn.
Giảm nghèo nơi biên giới Việt - Lào
(VBSP News) Quế Phong là 1 trong 3 huyện nghèo của tỉnh Nghệ An, nằm trong tốp 62 huyện nghèo của cả nước. Quế Phong giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào) với 73km đường biên, địa hình chủ yếu là núi cao, có độ dốc lớn, đất canh tác ít, giao thông đi lại còn rất nhiều khó khăn... Nhiều năm qua, được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, cùng với nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH về tới tận thôn bản, thực hiện Nghị quyết của huyện ủy về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cuộc sống của người dân nơi đây đang đổi thay từng ngày.
Vươn lên từ nguồn vốn ưu đãi
“Chuyên gia tin học” của NHCSXH tỉnh Bình Định
(VBSP News) Cách đây khoảng 10 năm, đối với cán bộ, nhân viên NHCSXH tỉnh Bình Định, những cụm từ “Chuyển tiền điện tử”, “Intellect Online, Offline”, “Thông tin báo cáo GOLIVE”... còn khá xa lạ. Thế nhưng giờ đây, tất cả những chương trình này đã được triển khai nhuần nhuyễn trong hệ thống NHCSXH. Kết quả trên có phần đóng góp của Thạc sỹ Trần Văn Đạt - Trưởng phòng Tin học NHCSXH tỉnh Bình Định.
“Bà đỡ” giúp người nghèo thực hiện ước mơ
Thành triệu phú từ vốn vay chính sách
“Luôn bền bỉ, tâm huyết trong công việc”
(VBSP News) Chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến 10% trong tổng số 145 cán bộ toàn chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Thọ, những nữ cán bộ làm công tác tín dụng trên vùng đất Tổ này luôn lăn lộn bám cơ sở để gặp gỡ, chia sẻ với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.
Những nữ cán bộ nhiệt tâm với công việc
(VBSP News) Công việc tín dụng tại NHCSXH luôn đòi hỏi người đảm nhận nhiệm vụ này phải có sức khỏe tốt, nghiệp vụ giỏi, khả năng tuyên truyền và thuyết phục người vay trả nợ, trả lãi sòng phẳng, đầy đủ... Bằng chính nhiệt huyết đối với nghề, những nữ cán bộ tín dụng của NHCSXH TP. Cần Thơ mà chúng tôi gặp đã vượt qua mọi trở ngại trên, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để mang vốn ưu đãi của Nhà nước đến với nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách, góp phần vào công cuộc giảm nghèo tại địa phương.
Hơn cả niềm đam mê
(VBSP News) Tôi gặp chị vào khoảng đầu những năm 2000 đang công tác tại Ngân hàng Phục vụ người nghèo (NHPVNN) thuộc NHNNo&PTNN tỉnh Phú Thọ. Giữa những người làm công tác chính sách luôn cởi mở, thân thiện, có phần hơi “ồn ào” chị lại như trầm lắng hơn hẳn. Ngày ấy, mỗi lần sang NHPVNN làm việc, tôi luôn được mọi người quý mến nên cả phòng cùng chuyện trò rôm rả, chỉ riêng mình chị sau nụ cười tươi thay cho lời chào lại cúi xuống cặm cụi với chồng chứng từ chất cao trước mặt. Có lẽ ấn tượng về chị sẽ không thay đổi cho đến khi NHCSXH được thành lập trên cơ sở tổ chức lại từ NHPVNN vào năm 2003. Vẫn là cán bộ tín dụng của Phòng Kế hoạch nghiệp vụ, nhưng gặp chị tôi không khỏi ngỡ ngàng về một Lại Thị Tuyết như “lột xác” thành một người khác hẳn, thân thiện, năng nổ và hoạt bát đến bất ngờ.